Ngày 25 tháng 11 năm 2021, Tổng Liên đoàn ban hành văn bản số 3125b/TLĐ-NC về việc góp ý dự thảo Luật PCBLGĐ (sửa đổi). Để tiếp tục góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, Tổng Liên đoàn có một số ý kiến như sau:
Tên chương, điều: Chương VII. Đề nghị thay cụm từ “Điều kiện” bằng từ biện – pháp vì điều kiện thường là con người và kinh phí…; Chương VII Bổ sung thêm cụm từ “ Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong PCBLGĐ” cho phù hợp với nội dung các điều trong chương. (thêm từ “xây dựng” vào tên Điều 78)
Điều 3, khoản 6. Người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình: Bổ sung thêm đối tượng “người đã từng sống trong môi trường gia đình có người thân thường gây ra bạo lực gia đình hoặc đã từng là nạn nhân của BLGĐ”; người có tâm lý không ổn định, rối loạn nhân cách”
Điều 4. Hành vi bạo lực gia đình: Đề nghị ghép khoản 7 và 8 thành 1 khoản vì cưỡng ép quan hệ tình dục cũng là cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không mong muốn.
Điều 5. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình, tại khoản 7. Bổ sung thêm cụm từ “chất kích thích khác” và biên tập lại cho rõ hơn tính răn đe như sau: “Tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐbao gồm: đối với người người có hành vi bạo lực gia đình với nhiều người; có hành vi bạo lực với phụ nữ đang mang thai, người tàn tật, người cao tuổi; có hành vi bạo lực trong tình trạng đã sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác”. ( ví dụ như sử dụng chất kích dục gây bạo lực về tình dục…)
Điều 6. Những hành vi bị cấm: Bổ sung khoản 8: Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình hoặc cản trở việc tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 7, Chính sách của Nhà nước: Đề nghị chuyển khoản 6 về điều 69 vì trùng nội dung
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của thành viên gia đình BỔ sung khoản 7 quyền được tiếp nhận thông tin và chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong gia đình để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 16 khoản 2 đề nghị bổ sung “đoàn viên” sau “hội viên” vì trong đó có đối tượng đoàn viên của tổ chức Công đoàn.
Điều 19 khoản 2 điểm d: đề nghị làm rõ “đối tượng có nguy cơ cao” là người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình theo khoản 6 điều 3 hay là người dễ bị bạo lực gia đình như người già, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật?
Điều 54 và điều 55 có thể ghép lại thành 1 điều vì giáo dục kiến thức và kỹ năng đều dành cho đối tượng là người có hành vi bạo lực gia đình và khoản 3 điều 54, giao Bộ trưởng Bộ VH quy định hay giao Bộ Văn hóa thể thao quy định chi tiết…
Điều 55 đề nghị chuyển khoản 5 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan… về điều 76. Về trách nhiệm của Bộ Văn hóa, tương tự như vậy Khoản 3 điều 69 nên chuyển về điều 76 cho phù hợp nội dung và tránh trùng lắp.
Điều 55, khoản 6 Đề nghị chuyển về thành 1 Điều thuộc chương VIII “ 6. Trách nhiệm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, giáo dục kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình cho cán bộ, đoàn viên, hội viên.” Vì không phù hợp với tên điều là giáo dục kỹ năng kiểm soát cho người có hành vi BLGĐ.