Thực hiện Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 25/8/2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 20212025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; Công văn số 2884/SLĐTBXH-TEBĐG ngày 30/8/2021 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 25/8/2021 của UBND tỉnh. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch về bình đẳng giới ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 như sau:
Mục tiêu chung: Thực hiện trách nhiệm bảo đảm bình đẳng giới của Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị trong việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chính trị (Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2020-2025 đạt trên 15%. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở có lãnh đạo chủ chốt là nữ trong giai đoạn 2021-2025 tăng ít nhất 30% so với giai đoạn 2016-2020. Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt ít nhất 60% vào năm 2025 và đạt ít nhất 75% vào năm 2030); Mục tiêu 2: Trong đời sống gia đình và phòng, ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản đạt 80% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030; người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn đạt 80% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030); Mục tiêu 3: Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức, toàn ngành có trình độ thạc sĩ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 40% vào năm 2030; đạt 3-5% nữ tiến sĩ vào năm 2030); Mục tiêu 4: Trong lĩnh vực thông tin, truyền thông (Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới đạt 80% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030. Chỉ tiêu 2: Từ năm 2025 trở đi, 100% các cấp uỷ đảng, các tổ chức đoàn thể, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới).
Các giải pháp triển khai: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng bảo đảm bình đẳng giới trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp Nhân dân về bình đẳng giới. Hằng năm, tổ chức triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6 h ng năm). Nâng cao nhận thức, hiểu biết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và vai trò, trách nhiệm của Ngành bảo đảm bình đẳng giới trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể. Tiếp tục tăng cường việc thực hiện lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành có liên quan, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các kế hoạch, chương trình Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045; Chương trình giáo dục quốc gia về gia đình; Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc… theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội và các địa phương để huy động nguồn lực từng bước xã hội hoá một số hoạt động bình đẳng giới.
Giải pháp cụ thể của chỉ tiêu 2 (mục tiêu 2): Hằng năm, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20-3), ngày Gia đình Việt Nam (28-6), ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (25-11), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6 h ng năm), Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12) phù hợp với tình hình thực tế của ngành và các địa phương. Tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng, các loại hình sinh hoạt câu lạc bộ gia đình hạnh phúc để thực hiện tốt việc chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới bằng các hình thức như: Thông tin chính sách, pháp luật và danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các đơn vị, địa phương nh m nâng cao khả năng trợ giúp đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới. Quảng bá rộng rãi Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và số điện thoại 0237.801.999 (tại Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội tỉnh) để tiếp nhận thông tin, tham vấn, tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho người có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại và nạn nhân (đặc biệt là phụ nữ và trẻ em) bị bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới. Rà soát, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới trong xây dựng hương ước, quy ước; lồng ghép nội dung bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong bình xét công nhận các danh hiệu văn hóa. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; quản lý, lưu hành các sản ph m văn hóa nhằm thực hiện hiệu quả công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.