Từ thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020; trong thời gian tới, để việc tuyên truyền đạt hiệu quả, đúng định hướng, góp phần hạn chế những mặt tiêu cực của xã hội ảnh hưởng đến mỗi gia đình; giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của gia đình truyền thống, tiếp thu các giá trị nhân văn, tiến bộ của gia đình hiện đại; có các giải pháp thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống gia đình, qua đó đẩy mạnh mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, thôn tổ văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường đạt chuẩn văn mình đô thị nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội của tỉnh thi việc triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền giáo, dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 – 2025 là cần thiết.
Mục tiêu chung: Bằng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiết thực, phù hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình; cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức về đời sống gia đình, ứng xử trong gia đình qua đó góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu cụ thể: Có từ 90% trở lên hộ gia đình được tiếp cận các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình thông qua các ấn phẩm tuyên truyền, hoạt động văn hóa nghệ thuật, phát thanh, truyền hình, các hoạt động truyền thông tại cơ sở. Có từ 95% trở lên hương ước, quy ước thôn, tổ dân phố được sửa đổi, bổ sung, thay thế, tổ chức thực hiện trong đó có nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Có từ 95% trở lên các cơ quan, đơn vị, địa phương từ tỉnh đến cơ sở được triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành; có 90% trở lên số người dân trong tỉnh được tuyên truyền, nhận biết về các tiêu chí ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Hàng năm, cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức được từ 02 đợt trở lên truyền thông giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trực tiếp tại các đơn vị, địa phương. Duy trì và xây dựng mới từ 05 -10 mô hình về gia đình theo định hướng: Mô hình gia đình phát triển bền vững, mô hình gia đình hạnh phúc, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình… Hàng tháng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ.. của thôn, tổ dân phố có lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục liên quan đến giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình.
Đề án Tuyên truyền, giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình giai đoạn 2021-2025 được triển khai sẽ đem lại hiệu quả thiết thực: Xây dựng và thắt chặt hơn mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong mỗi gia đình, mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng xã hội góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống và tiếp thu những giá trị mới của gia đình hiện đại, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc… Cung cấp cho cán bộ làm công tác gia đình, các thành viên trong gia đình những kiến thức, kỹ năng về đời sống gia đình, ứng xử trong gia đình, xây dựng gia đình bền vững và hạnh phúc. Xây dựng những mô hình gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, gia đình phát triển bền vững, gia đình làm kinh tế giỏi… góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về gia đình có nhiều thuận lợi; đội ngũ cán bộ được kiện toàn, chuyên môn được nâng cao, đội ngũ cộng tác viên gia đình được nhân rộng; phong trào xây dựng gia đình văn hóa được phát triển về số lượng và chất lượng.