Ưu điểm
Các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Quá trình lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) của Vụ Gia đình cơ bản đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, từ việc phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức soạn thảo, lấy ý kiến, xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính Phủ xem xét.
Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Trong qua trình thực hiện việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) vẫn còn một số tồn tại và hạn chế, cụ thế:
Có nhiều ý kiến góp ý lan man, dài dòng và chưa đúng trọng tâm, dẫn đến cơ quan soạn thảo gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý.
Khi gửi Hồ sơ soạn thảo đi lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan, còn nhiều cơ quan, đơn vị gửi ý kiến, góp ý chậm trễ so với thời hạn, nhiều đơn vị không gửi ý kiến góp ý (Gửi xin ý kiến là 170 cơ quan, đơn vị (Trong đó có 44 cơ quan TW, 63 UBND tỉnh/thành phố, 63 Sở VHTTDL); Nhận được 83 cơ quan, đơn vị có văn bản trả lời (Trong đó có 24 cơ quan TW, 10 UBND tỉnh, 49 Sở VHTTDL). Nhiều ý góp ý được gửi đến sau khi Vụ đã hoàn thiện bảng tiếp thu, giải trình làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thiện hồ sơ của cơ quan soạn thảo.