Liên hợp quốc khuyến nghị các quốc gia thông qua các chương trình hỗ trợ phòng ngừa và xóa bỏ BLGĐ, bao gồm cả việc nâng cao nhận thức và giáo dục về vấn đề này, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về các trường hợp BLGĐ và các nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, khuyến khích cộng đồng tham gia PCBLGĐ để tiến tới xóa bỏ BLGĐ.
Căn cứ vào các khuyến cáo của Liên hợp quốc thông qua Luật mẫu nói trên, các quốc gia cụ thể hóa thành các quy định để hướng tới mục tiêu xóa bỏ BLGĐ. Cụ thể, Australia xác định BLGĐ là bạo lực trên cơ sở giới, vì vậy, họ đã chú trọng các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm ngăn ngừa BLGĐ. Một cách tiếp cận khác, Hàn Quốc tập trung đẩy mạnh các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức về BLGĐ (Năm 2007, Hàn Quốc sửa đổi bô sung Điều luật liên quan đến phòng, chống BLGĐ và bảo vệ người bị hại và vấn đề BLGĐ được đưa vào chương trình giáo dục bắt buộc (ibid., Art. 4-3; Korea 9 Apr. 2008, Para. 74). Tương tự như Hàn Quốc, các quốc gia như Nhật Bản, Philippines, Campuchia, Đài Loan, Timor Leste, Malaysia cũng quy định rõ các biện pháp nhằm tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền con người, BLGĐ, bình đẳng giới,… để phòng ngừa BLGĐ. Trường hợp Timor Leste, Luật (Law Against Domestic Violence 2010) quy định Nhà nước phải: (1) Tạo điều kiện để xây dựng một chương trình giáo dục về quyền con người cho các cấp học; (2) Biên soạn một chương trình giáo dục về quyền con người và các hình thức BLGĐ cho cảnh sát, công tố viên, thẩm phán, luật sư tham gia giải quyết những vụ việc BLGĐ; (3) Cung cấp thông tin cho cộng đồng, lãnh đạo cộng đồng (truyền thống) về quyền con người, BLGĐ.
Luật PCBLGĐ năm 2007 của Việt Nam cũng xác định rõ nguyên tắc lấy phòng để chống, chú trọng các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, các quy định cụ thể về phòng ngừa của Việt Nam còn chung chung. Các quy định của Luật còn mang tính tuyên truyền, vận động nhiều hơn quy định mang tính bắt buộc vì vậy, giá trị thực thi của Luật chưa cao. Bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và một số quốc gia khác trên thế giới cho thấy, việc áp dụng các khóa đào tạo bắt buộc đối với người có hành vi BLGĐ hay hướng đến một giá trị lâu dài là đưa nội dung giáo dục gia đình, PCBLGĐ thành một trong những nội dung bắt buộc trong các ngành học có công việc sau này liên quan đến lĩnh vực chuyên môn về gia đình, PCBLGĐ, bình đẳng giới