Trước tiên người thân trong gia đình cần phải:
Quan tâm, chia sẻ, an ủi, động viên trẻ em để trước mắt vượt qua cú sốc, giữ gìn sức khỏe cho trẻ em.
Trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với nhà trường, thầy, cô giáo, gặp gỡ bạn thân để cùng động viên an ủi
Mục đích: Để giúp người bị xâm hại thấy rằng họ không bị bỏ rơi, không phải là người có lỗi, không phải là gánh nặng cho gia đình, xã hội, giúp họ vượt qua thiệt thòi, phân tích cho họ thấy rằng cuộc sống vẫn luôn có giá trị và người bị xâm hại luôn còn vai trò quan trọng, còn nhiều điều rộng lớn cần phải khám phá hơn, để họ thấy tự tin vượt qua và cho họ biết sự việc vừa qua chỉ là không may mắn, chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sẽ nhanh hết đi để đến một tương lai tươi sáng hơn. Con người và sự sống mới là cao quý nhất.
Mặt khác tìm nguyên nhân, hạn chế và loại bỏ hành vi xâm hại trẻ em: Tìm mọi nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị xâm hại, có biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế những nguyên nhân đó. Lựa chọn thời điểm thích hợp phổ biến cho trẻ bị xâm hại về kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại và biết cách xử lý tốt nhất khi chẳng may gặp phải tình huống xấu.
Nếu cần tìm hiểu thêm hay muốn được tư vấn, gọi tới Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em (111) 24/24h
Đồng thời trình báo và phối hợp tốt với cơ quan có thẩm quyền xử lý người xâm hại trẻ em.