Trên cơ sở được sự hỗ trợ của Trung ương làm điểm triển khai như cái mồi lửa nhằm hun đúc thêm cho công tác Gia đình nói chung và việc thực hiện Đề án nói riêng. Tiền Giang phát huy thế mạnh đó tiếp tục triển khai các xã mới, chủ động tổ chức và phối hợp các ngành, đoàn thể thực hiện Đề án khi Trung ương không còn hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án điểm. Bài học kinh nghiệm là:
Ban hành văn bản phối hợp từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo sự đồng bộ và thống nhất kết quả sẽ đạt cao hơn.
Ngành chủ quản chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân, phối hợp thật tốt với các ngành, đoàn thể có kế hoạch tổ chức cụ thể với nội dung, hình thức thiết thực, hấp dẫn; có kế hoạch huy động nguồn lực và chỉ đạo sâu sát thực hiện kế hoạch. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ trực tiếp làm công tác tuyên truyền các cấp và ấp, khu phố để nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền và hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động của đề án.
Tổ chức các hoạt động văn hóa theo chủ đề tuyên truyền giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam thông qua các hội thi, chương trình văn nghệ kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
Có sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình của các ngành thành viên cộng đồng trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể; đặc biệt là nội dung tuyên truyền có liên quan đến cuộc sống của người dân; nhất là lồng ghép vào “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Các hoạt động có liên quan đến gia đình từng bước đi vào xã hội hóa nên đã tác động mạnh mẽ trong đời sống nhân dân, như tổ chức họp mặt nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 nhằm tôn vinh các gia đình hạnh phúc tiêu biểu; động viên lẫn nhau trong việc chăm sóc người già và nuôi dạy con.
Tất cả các kế hoạch triển khai thực hiện từ trung ương đến địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát và có sơ tổng kết theo từng năm, từng giai đoạn…