Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em

Kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em

04/10/202006/01/2021 - adminnguyenhai

Khái niệm chung
Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất cứ trẻ em nào: con nhà giầu cũng như nhà nghèo, bạn gái cũng như bạn trai và có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.
Xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác như: có hành vi kích thích tình dục, phô bày các bộ phận kín trước mặt trẻ, cho trẻ xem phim ảnh sách báo đồi trụy, hoặc sờ mó, hôn hít các bộ phận kín của trẻ…
Xâm hại tình dục trẻ em là tội ác, nó để lại cho trẻ em những hậu quả nghiêm trọng. các em có thể bị nguy hại về sức khỏe, bi lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, bị mang thai, và đặc biệt là bị chấn thương tâm lý suốt đời.
Nguời xâm hại trẻ em có thể là bất cứ ai: người già, người trẻ, người quen, người lạ, người thân thiết và người ruột thịt
Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức
Dấu hiệu nhận biết xâm hại tình dục trẻ em
Trẻ có những biểu hiện như sợ hãi, hoảng sợ khi phải tới nơi trẻ bị lạm dụng hoặc môi trường giống như vậy. Sợ đụng chạm, đến gần.
Trẻ có các hành vi vệ sinh bất thường (sợ tắm/tắm liên tục)
Trẻ bị ác mộng, mất ngủ, đang ngủ giật mình khóc thét lên, bị tiểu dầm hay són phân trong khi trước đó không bị như vậy.
Trẻ tỏ ra cáu gắt quá mức, kết quả học tập giảm sút.
Luôn luôn cảm thấy buồn, hoặc không bày tỏ bất kỳ một cảm xúc nào.
Trẻ sống thu mình lại, buồn, giận dữ vô cớ, đánh nhau, muốn bỏ nhà đi do quá đau khổ, muốn thoát khỏi tình trạng hiện tại, có hành vi lộn xộn, hoặc bắt đầu hút thuốc, uống bia, uống rượu…
Rối loạn ăn uống: Ăn uống giảm sút, không muốn ăn, nôn mửa hoăc ăn uống vô độ.
Trẻ vẽ những hình vẽ liên quan đến hành vi tình dục.
Trẻ bị tổn thương âm hộ, chảy máu, đau đớn, nhiễm trùng hoặc có thể bị sang chấn vùng trực tràng.
Trẻ bị viêm nhiễm những bệnh lây qua đường sinh dục như giang mai, lậu, HIV.
Có dấu hiệu mang thai (đối với trẻ em gái).
Hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em
Ảnh hưởng đến tâm lí: bất ổn, lo lắng, hoang mang, vô hồn, trầm cảm,….
Ảnh hưởng đến học tập: sa sút, không tập trung, bỏ học,…
Ảnh hưởng đến sức khỏe: nhiễm khuẩn, lây bệnh truyền nhiễm, mang thai, phá thai, sinh con,…
Xâm hại trẻ em không chỉ gây ra nhiều hậu quả trước mắt mà ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời của trẻ em. Ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển não bộ của trẻ em, sức khỏe thể chất và tâm thần, nguy cơ bỏ học, kết quả học tập kém, quan hệ tình dục sớm, mang thai và sinh con khi chưa đến tuổi trưởng thành, các vấn đề về hành vi, kể cả các hành vi bạo lực và vi phạm pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

  • Chuyển dịch giá trị và thang giá trị gia đình
  • Tỉnh Vĩnh Long thống nhất nội dung bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
  • Đắk Lắk: Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác gia đình năm 2022
  • Vĩnh Long tổ chức hội nghị tập huấn Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
  • Tuyên Quang tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc
  • Những bất cập của các quy định về hoà giải
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?