Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Một số vấn đề của gia đình hiện đại

Một số vấn đề của gia đình hiện đại

04/11/202004/01/2021 - adminnguyenhai

Ngày nay, hầu hết các cặp đôi đều kết hôn tự nguyện, đến với nhau bởi kết tinh từ tình yêu, chứ không phải như thời xưa “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tuy nhiên, cuộc sống càng hiện đại thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sự bền vững của cuộc sống hôn nhân. Vậy những vấn đề lớn mà các gia đình hiện đại đang phải đối mặt là gì?

1. Rắc rối về kinh tế

Đây có lẽ là vấn đề lớn nhất mà hầu hết các gia đình thường phải đối mặt. Đã từ lâu câu hát “Một túp lều tranh, hai trái tim vàng” chỉ đơn thuần là câu hát, còn thực tế gánh nặng kinh tế luôn làm cho gia đình bạn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Nếu nói rắc rối tiền bạc là “sát thủ” có sức phá hủy gia đình một cách tàn nhẫn nhất cũng không hề sai. Có gia đình vì thiếu tài chính không thể chữa bệnh cho con, không thể cho con được sống một cuộc sống đầy đủ. Có những gia đình vì lo ăn từng bữa mà vợ chồng ngày nào cũng cãi vã, cơm không lành, canh chẳng ngọt, vì thế vợ chồng ngày càng xa cách không tìm được tiếng nói chung, để rồi đường ai nấy đi.

Điều quan trọng là mỗi người phải tự tìm giải pháp riêng cho mình. Có thể thay vì gánh nặng kinh tế đè lên đôi vai của người trụ cột, thì nay tất cả các thành viên trong gia đình sẵn sàng cùng nhau làm việc để giải quyết vấn đề tài chính, đừng vì quỹ chung, quỹ đen mà bất hòa, luôn hướng đến một lợi ích duy nhất đó là gia đình của bạn!

2. Công nghệ choáng ngợp cuộc sống

Hầu hết các gia đình hiện đại ngày nay đều đang bị các thiết bị công nghệ chiếm hữu nhiều thời gian. Sau bữa cơm, phần con trẻ thì lao nhanh vào phòng với đủ trò tiêu khiển của mình: nghe nhạc, chơi game, chat với bạn bè, say mê các mạng xã hội như facebook, Tiktok,… Phần cha mẹ thì khoác vội chiếc áo để tiếp tục hành trình mưu sinh: họp hành online, giao tiếp với đối tác, hoặc đọc báo tìm kiếm thông tin, hoặc chìm đắm trong các trang mạng xã hội… Ngôi nhà dường như đơn thuần là nơi tạm trú của một nhóm người có chung máu mủ ruột rà. Sự gắn kết chỉ dừng ở mức dùng chung một đường truyền Internet, một chiếc TV, một chiếc tủ lạnh… Mối quan hệ thương yêu, gần gũi giữa từng thành viên không được củng cố, gây ra nhiều hệ lụy. Trong khi đó, giao tiếp, chia sẻ là chìa khóa để duy trì một gia đình hạnh phúc, bền vững. Để thay đổi, gắn kết yêu thương gia đình, bạn và các thành viên trong gia đình cần xác định một khoảng thời gian nhất định trong ngày cho các thiết bị này. Khi ở nhà, hãy sẵn sàng tách mình ra khỏi các thiết bị thông minh và nói chuyện cởi mở với những người thân yêu. Làm như vậy sẽ giúp ngăn chặn công nghệ hủy hoại gia đình bạn.

3. Đời sống tình cảm vợ chồng không hòa hợp

Cuộc sống càng hiện đại, thì các mối quan hệ của mỗi người sẽ càng được mở rộng hơn. Khi vợ chồng không thể dung hòa cả tâm và sinh lý, sẽ khiến cho vợ hoặc chồng nẩy sinh tình yêu ngoài luồng. Tình cảm con người là thứ khó tiêu khiển nhất, khi con tim và lý trí không thể dung hòa trên một con đường, sẽ khiến cho cuộc sống hôn nhân đổ vỡ. Đây thực sự là vấn đề hết sức đáng buồn! Khi rơi vào tình huống này, bạn chỉ còn cách tự mình xem xét và quyết định cuộc sống hôn nhân của chính mình nên cố gắng tiếp tục hay tự cho mình lối đi riêng để tốt cho cả hai.

4. Không đồng quan điểm

Mỗi người luôn có cái “Tôi” của riêng mình, và ai cũng muốn bảo vệ cái “Tôi” đó. Nhiều khi bạn không đồng ý với quyết định của người thân. Hãy nhớ rằng bạn không thể áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, và càng không thể kiểm soát được mọi khía cạnh cuộc sống của họ, kể cả đó là chồng, vợ, hay con của bạn. Bạn chỉ cần có mặt, đồng hành, hỗ trợ khi họ cần đến bạn. Chỉ nên là người hướng dẫn, đồng hành, chia sẻ chứ đừng bao giờ kiểm soát người thân của bạn, bởi điều này sẽ tạo ra những rạn nứt, bất hòa trong mối quan hệ trong gia đình bạn.

5. Công việc chiếm quá nhiều thời gian của bạn

Nhiều người quá đam mê với công việc, dành quá nhiều thời gian cho công việc là một trong những vấn đề khó khăn mà gia đình hiện đại phải đối mặt. Có những người luôn cảm thấy không đủ thời gian để giải quyết công việc của mình, họ luôn ao ước một ngày có nhiều hơn 24 giờ. Nếu bạn thấy mình trong loại tình huống này, bạn cần phải rất thận trọng. Bởi đó là lúc bạn không còn có thời gian để dành cho gia đình, đặc biệt là cho vợ, hoặc chồng. Thay vì cùng nhau ngồi ăn bữa cơm thì bạn lại bận rộn với các cuộc họp, gặp mặt xã giao, thay vì cuối tuần đưa gia đình đi chơi thì bạn lại bận chạy deadline… Điều quan trọng là bạn cần phải cân đối thời gian thật khoa học, sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa công việc và gia đình theo từng thời điểm. Điều này rất cần thiết để duy trì sự hài hòa giữa công việc và gia đình.

4.3/5 - (31 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

  • Cao Bằng tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam năm 2020
  • Trách nhiệm của người chồng trong gia đình
  • Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
  • Xây dựng gia đình hạnh phúc – Khó khăn, tồn tại – Giải pháp
  • Bình Dương: Ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình
  • Vt Tham Luận Tại Hội Thảo Quốc Gia Hội thảo quốc gia ”Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?