Để thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đề xuất các giải pháp chính như sau:
Về Trung ương: Bộ VHTTDL có hướng dẫn thực hiện lĩnh vực công tác gia đình như các lĩnh vực khác của ngành quản lý; cần thường xuyên mở lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về công tác gia đình cho tỉnh, huyện phụ trách lĩnh vực công tác gia đình, PCBLGĐ nhằm nâng cao trình độ năng lực để tham mưu thực hiện nhiệm vụ ngày càng có hiệu quả hơn.
Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư về chế độ, chính sách cho cán bộ công tác gia đình; có đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác gia đình các cấp, ở cơ sở phải có đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên thực hiện công tác gia đình, PCBLGĐ PCBLGĐ nhất là ở cấp xã; phối hợp chỉ đạo đồng bộ từ Trung ương về kinh phí sự nghiệp công tác gia đình như sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp TDTT. Trong đó, cần bố trí, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đội, nhóm, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình; cho các tình nguyện viên tham gia PCBLGĐ thuộc diện không hưởng lương.
Về địa phương: Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối kết hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể, chú trọng nêu cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị địa phương trong chỉ đạo điều hành và tổ chức triển khai thực hiện công tác gia đình, PCBLGĐ gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện nghiêm các quy định chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác gia đình, PCBLGĐ; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về gia đình, PCBLGĐ.
Bố trí nguồn lực thực hiện công tác gia đình, PCBLGĐ theo quy định.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về gia đình, PCBLGĐ và các vấn đề có liên quan đến gia đình. Nâng cao nhận thức của các thành viên gia đình, gia đình và cộng đồng về vai trò, vị trí của gia đình trong giai đoạn hiện nay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc văn minh.
Tăng cường công tác đào tao, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ làm công tác gia đình, PCBLGĐ nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham mưu tổ chức thực hiện và kỹ năng tư vấn, giải quyết những vấn đề có liên quan đến gia đình tại cơ sở.
Các ngành thành viên BCĐ cần có sự phối hợp đồng bộ trong công tác triển khai, thực hiện công tác gia đình, PCBLGĐ trong hệ thống ngành phụ trách (xây dựng Địa chỉ tin cậy, CLB, …), đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình gia đình văn hoá, giữ gìn trật tự an ninh trật tự, ngăn ngừa PC các tệ nạn xã hội thâm nhập vào gia đình góp phần xây dựng và giữ vững danh hiệu gia đình văn
hóa, ấp, khu phố văn hoá.
Tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp liên ngành đi vào chiều sâu, có hiệu quả nhiệm vụ công tác gia đình, PCBLGĐ từ tỉnh đến cơ sở.
Tiếp tục thành lập, duy trì, nhân rộng có hiệu quả hoạt động của các mô hình PCBLGĐ như: địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, đội PCBLGĐ, CLB gia đình phát triển bền vững, tổ tư vấn, số điện thoại đường dây nóng…
Phối hợp thực hiện cung cấp kiến thức, kỹ thuật, cây con giống, vốn, . . . hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình nạn nhân bạo lực gia đình, . . . được tiếp cận, tham gia vào các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc văn minh.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân, gia đình có hành vi vi phạm pháp luật về các vấn đề có liên quan đến gia đình, PCBLGĐ.
Kịp thời khen thưởng, động viên đối với các tổ chức, gia đình, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện công tác gia đình, PCBLGĐ.