Ngày 07 tháng 9 năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai đã xây dựng Báo cáo số 260/BC-SVHTTDL về việc tổng kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2010 – 2020
Sau 08 năm triển khai thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTG, Nghị quyết số 81/NQ-CP, Nghị định số 02/2013/NĐ-CP và các chương trình, đề án thực hiện công tác gia đình nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai về vai trò, vị trí của gia đình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội có sự chuyển biến rõ rệt, danh hiệu gia đình văn hóa được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt (trẻ em, người cao tuổi, gia đình chính sách, người có công, các đối tượng khó khăn, người khuyết tật.v.v.) được quan tâm chăm sóc và bảo vệ tốt hơn. Các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc được gìn giữ và phát huy, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn và đẩy lùi, ngày càng có nhiều thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, khu phố văn minh. Có được những kết quả trên là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể các cấp có sự thống nhất trong công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chiến lược gia đình đã đề ra. Các ban, ngành, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ, thông suốt tạo sức mạnh đa ngành trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nươc về gia đình, hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác gia đình còn những Hạn chế, yếu kém như: Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chiến lược gia đình và các chương trình, đề án về gia đình vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: Ở một số địa phương cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm sâu sát đến công tác gia đình dẫn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả. Kinh phí hỗ trợ hoạt động công tác gia đình ở các cấp huyện, xã hầu như không có, trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, nhiều việc, thường xuyên luân chuyển, năng lực trình độ còn hạn chế là nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế, yếu kém trong triển khai, thực hiện công tác gia đình.