Sau 8 năm triển khai thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012; Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 04/12/2012; Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ, bằng sự triển khai đồng bộ của các Bộ, ngành, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, đến nay công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh/thành phố đạt được nhiều kết quả. Hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt so với yêu cầu đề ra. 100% các tỉnh, thành phố đã xây dựng được Ban chỉ đạo Công tác Gia đình. Nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về vai trò, vị trí của gia đình ngày càng được nâng cao, công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình được phối hợp triển khai thực hiện một cách đồng bộ, với nhiều nội dung, hình thức phong phú, có sức lan tỏa đến người dân. Ủy ban Dân tộc đã tổ chức biên soạn, in ấn một số tài liệu truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống như: Sổ tay Hỏi – Đáp pháp luật về hôn nhân và gia đình tiếng Việt; Sổ tay dịch sang 8 tiếng dân tộc tộc thiểu số: Mông, Dao, Thái, Ê đê, Ja rai, Ba na, Chăm, Khmer; Sổ tay “Tuyên truyền viên cơ sở”; Sổ tay Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; pa nô (porster), tờ rơi/tờ gấp tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số; biên tập in đĩa DVD: các sản phẩm tuyên truyền trên Đài truyền hình & Đài tiếng nói VN; Tờ rơi/tờ gấp tuyên truyền: 65.000 tờ; Pa nô tuyên truyền để cung cấp cho Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố, và các xã, trường học thực hiện Mô hình điểm của các địa phương làm tài liệu tuyên truyền tại cơ sở. Đối với công tác thực hiện Bình đẳng giới Ủy ban Dân tộc phối hợp với một số tỉnh triển khai 07 mô hình và duy trì ở một số xã thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Kon Tum. Tổng hợp kết quả thực hiện của 18 tỉnh vùng DTTS năm 2019, các địa phương đã tổ chức gần 60 buổi tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn cả nước với khoảng gần 5.500 lượt người Việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chính sách.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nội dung đạt được vẫn còn những tồn tại như: Sự quan tâm của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở chưa thực sự rõ nét, một số chính quyền địa phương vẫn còn xem nhẹ, chưa quan tâm, nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác xây dựng gia đình trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, phổ biến đầy đủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng gia đình trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao các kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới tới đồng bào các dân tộc thiểu số.