Thực hiện theo hướng dẫn của Sở VH, TT&DL, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, củng cố duy trì hoạt động và nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Hôn nhân-Gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình… Thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình hình hoạt động duy trì mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại các xã, phường, thị trấn.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hoạt động mô hình phòng, chống bạo lực gia đình gồm có Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, nhóm PCBLGĐ, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng được đều bị ảnh hưởng và ngừng hoạt động. Khi dịch bệnh được kiểm soát, việc duy trì đã hoạt động nề nếp, ổn định, tổ chức sinh hoạt, họp định kỳ theo đúng quy chế mỗi tháng 01 lần với các nội dung về xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình, phòng-chống tệ nạn xã hội, lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày gia đình Việt Nam (28/6), Vì sự tiến bộ của phụ nữ , bình đẳng giới, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em; hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn, ngăn chặn kịp thời các trường hợp gia đình có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, tham gia hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình; góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư trường hợp bạo lực gia đình tái diễn giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình tránh rủi ro về sức khỏe và tính mạng…, thu hút đông đảo các thành viên tham gia. Qua các buổi sinh hoạt, các thành viên có được những thông tin bổ ích và quan trọng là mỗi gia đình, mỗi thành viên đến sinh hoạt được giao lưu, được thể hiện bản thân gia đình mình, học tập kinh nghiệm, chăm lo đời sống gia đình lẫn nhau, tạo ra môi trường thân ái, đoàn kết, biết cách giải quyết mâu thuẫn, hạn chế xung đột gia đình để phòng ngừa bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Bên cạnh, nhóm phòng, chống BLGĐ đã ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực xảy ra trên địa bàn khóm, ấp, bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình; các thành viên trong mỗi nhóm được phân công lập danh sách các đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực (nghiện rượu, đối tượng đã từng gây bạo lực, gia đình thường xuyên mâu thuẫn, gia đình không có thu nhập ổn định, kinh tế khó khăn…) để theo dõi, gặp gỡ tư vấn về gia đình và PCBLGĐ.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh nhân rộng được 33 CLB GĐPTBV và 01 nhóm PCBLGĐ, nâng tổng số CLB từ 585 lên 618 CLB GĐPTBV, nhóm PCBLGĐ chỉ từ 510 lên 551 nhóm PCBLGĐ và duy trì tốt 380 địa chỉ tin cậy cộng đồng. Nhìn chung, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện, thị xã, thành phố đang được duy trì, tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động; tổ chức sinh hoạt định kỳ 01 lần/ tháng theo qui định, số người tham dự sinh hoạt từ 25-35/câu lạc bộ.