Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng, Thông tri số 30 của Tỉnh uỷ Ninh Bình về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chiến lược gia đình phát triển gia đình Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, việc triển khai nhiệm vụ công tác gia đình thời gian tới tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tham mưu về công tác gia đình của các cơ quan đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về gia đình cấp tỉnh, cấp huyện. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác gia đình của các ngành, tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện: Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thông tri số 30-TT/TU ngày 19/5/2005 của Tỉnh ủy Ninh Bình về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước”; Nghị Quyết số 81/NQ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Thông báo số 26-TB/TW ngày 09/5/2011 về việc sơ kết Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ Quy định về công tác gia đình.
Tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình hạnh phúc, PCBLGĐ. Ưu tiên các hình thức truyền thông trực tiếp đến hộ gia đình, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao. Lồng ghép nội dung tuyên truyền về xây dựng đạo đức, lối sống trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình vào các hoạt động của “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động xây dựng “Nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phòng trào, cuộc vận động do các cơ quan, tổ chức đoàn thể phát động và triển khai.
Nâng cao chất lượng hiệu quả Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp. Xây dựng cơ chế phối hợp trong hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng gia đình giữa các ngành, tổ chức đoàn thể đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện công tác gia đình. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Tổ chức triển khai đa dạng các hoạt động nhân các dịp kỷ niệm: Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (Tháng 6) và Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11).
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó chú trọng những địa phương có nguy cơ cao về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội. Bổ sung các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới vào hương ước, quy ước của các thôn, khu phố trên địa bàn. Tổ chức các loại hình hoạt động can thiệp làm giảm tình trạng bạo lực gia đình ở cơ sở.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp từ huyện đến cơ sở.