Bạo lực gia đình xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Theo kết quả điều tra, tổng hợp của Bộ VHTTDL từ 63 tỉnh/thành, có 14 nguyên nhân chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) dẫn đến BLGĐ gồm: 1) Nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, bao che, không khai báo, sợ chê cười; 2) Nhận thức pháp luật của cán bộ, chính quyền, đoàn thể còn hạn chế; 3) Kinh tế khó khăn; 4) Tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập); 5) Tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới; 6) Người dân thiếu kỹ năng ứng xử trong gia đình; 7) Người dân ít hợp tác, dĩ hoà vi quý; 8) Thiếu cán bộ chuyên trách cấp xã/phường, thiếu cộng tác viên; 9) Cán bộ thiếu kỹ năng tư vấn, hoà giải, truyền thông; 10) Các cấp, các ngành chưa phối hợp hiệu quả; 11) Cộng đồng, chính quyền, đoàn thể thiếu quan tâm, coi BLGĐ là chuyện riêng tư, chỉ can thiệp khi gây ra hậu quả nghiêm trọng; 12) Kinh phí cho hoạt động PCBLGĐ còn hạn chế, chế độ cho người hoạt động PCBLGĐ chưa thoả đáng; 13) Chế tài chưa mạnh, chưa xử lý nghiêm, chưa hợp lý, thiên về hòa giải, phê bình, góp ý; 14) Một số văn bản dưới luật chưa phù hợp với thực tiễn. Trong số những nguyên nhân nêu trên, Bộ VHTTDL lựa chọn những nguyên nhân cơ bản nhất như sau:
Nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, bao che, không khai báo, sợ chê cười;
Tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới Kinh tế khó khăn và tệ nạn xã hội;
Kinh phí cho hoạt động PCBLGĐ còn hạn chế, chế độ cho người hoạt động PCBLGĐ chưa thoả đáng;
Cán bộ thiếu kỹ năng tư vấn, hoà giải, truyền thông;
Cộng đồng, chính quyền, đoàn thể thiếu quan tâm, coi BLGĐ là chuyện riêng tư, chỉ can thiệp khi gây ra hậu quả nghiêm trọng;
Tệ nạn xã hội; tư tưởng gia trưởng;
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế.