Thuận lợi: Công tác gia đình luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở nên công tác gia đình, PCBLGĐ đã đi vào nề nếp, công tác tuyên truyền được chú trọng, công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm về gia đình, PCBLGĐ được thực hiện nghiêm túc đúng quy định của pháp luật. Công tác phối hợp được các ban ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo lồng ghép trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành đi sâu vào công tác tuyên truyền, từ đó nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; vận động người dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; tăng cường công tác đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
Về khó khăn: Công tác tuyên truyền từng lúc, từng nơi chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra; một số gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình, chưa nhận thức hết tầm quan trọng về vị trí, vai trò của gia đình, từ đó vẫn còn xảy ra những vi phạm pháp luật về gia đình, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra…Công tác tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về gia đình còn nhiều khó khăn đặc biệt là cấp xã (do công tác quản lý nhà nước về gia đình từ tỉnh đến cơ sở không có cán bộ chuyên trách, cấp xã Công chức VHX kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực, không có cộng tác viên gia đình ở ấp, khu phố) và cán bộ cấp xã thường xuyên thay đổi nên chưa chủ động trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện, chưa kịp thời phát hiện các vụ bạo lực gia đình, chưa có sự tham gia tích cực của cộng đồng trong phát hiện, ngăn ngừa các vụ BLGĐ chưa được can thiệp tại khu dân cư…Kinh phí chi cho công tác gia đình cấp huyện và cơ sở còn hạn chế.