Theo đó, cán bộ làm công tác gia đình cấp tỉnh có 01 lãnh đạo phòng và 01 chuyên viên; cấp huyện có 01 chuyên viên kiêm nhiệm; cấp xã có 01 cán bộ văn hóa-thông tin hoặc cán bộ dân số, gia đình và trẻ em kiêm nhiệm.
Cấp tỉnh có 01 Ban Chỉ đạo công tác gia đình, cấp huyện có 18 Ban Chỉ đạo công tác gia đình, cấp xã có 244 Ban Chỉ đạo công tác gia đình đã đi vào hoạt động; 320 câu lạc bộ phát triển bền vững, 164 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; 443 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 96 đường dây nóng về phòng, chống bạo lực gia đình được thiết lập.
Nhìn chung, về tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập, thiếu biên chế nên việc sắp xếp cán bộ làm công tác gia đình ở một số cơ sở chưa đúng chuyên môn đào tạo, chủ yếu là kiêm nhiệm và luân chuyển công tác thường xuyên, do đó kiến thức chuyên sâu và trình độ nghiệp vụ không cơ bản, khó khăn trong công tác tham mưu về lĩnh vực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình cấp cơ sở, thiếu kinh nghiệm trong việc tư vấn, hòa giải, thu thập, thống kê số liệu về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình cho nên việc tổ chức triển khai thực hiện công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình luôn gặp khó khăn.