Theo đó, Trong năm 2019, khảo sát và nhân rộng mô hình can thiệp Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Sa Thầy với quy mô 3 CLB Phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức tập huấn chuyển giao nghiệp vụ điều hành mô hình cho cán bộ quản lý mô hình và hội viên các câu lạc bộ.
Hỗ trợ nghiệp vụ cho 22 CLB Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc 6 mô hình Can thiệp, Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ kinh phí cho 20 CLB với mức hỗ trợ 1.200.000 đồng/CLB/năm, tiếp tục củng cố đội ngũ Ban Chủ nhiệm và duy trì hoạt động hiệu quả.
Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố đã chủ động phân công cán bộ phụ trách công tác gia đình thường xuyên trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra công tác sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ nhằm củng cố và duy trì các mô hình trên địa bàn. Thông qua các buổi sinh hoạt CLB, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, kết hợp lồng ghép tuyên truyền nhằm phổ biến về vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đến tháng 11/2019, toàn tỉnh có 9 mô hình Can thiệp PCBLGĐ (nhân rộng trong năm 2019 là 01 mô hình) và 52 câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc đang duy trì hoạt động với 3.250 hội viên, tăng 01 mô hình, 03 câu lạc bộ so với năm 2018.