Thuận lợi:
Cam kết cao của Chính phủ Việt Nam được thể hiện qua việc phê duyệt, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn quản lý dự án ODA.
Sự quan tâm cao của các nhà tài trợ về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình được thể hiện qua các văn kiện hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Dự án nhận được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Bộ chủ quản về nhân lực và cơ sở vật chất.
Chất lượng kỹ thuật của các dự án đã hỗ trợ nâng cao năng lực về phòng, chống bạo lực gia đình của những tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động của các dự án.
Các dự án trên đã được Vụ Gia đình triển khai nghiêm túc, theo đúng quy định của nhà tài trợ và quy định của Việt Nam, góp phần vào thực hiện các mục tiêu của công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong những năm qua.
Khó khăn
Một số dự án do có sự tham gia của nhiều bộ ngành và các cơ quan của UN nên thời gian để xây dựng và thống nhất văn kiện dự án bị kéo dài.
Quy mô các dự án thường nhỏ, không tập trung và chưa đáp ứng tính giải quyết mục tiêu dài hạn của một chương trình hay dự án theo đúng nghĩa.
Khó khăn trong việc thuê tuyển chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước hỗ trợ kỹ thuật cho từng hoạt động do quy mô hoạt động nhỏ, các thủ tục hành chính phức tạp (theo quy trình của dự án mà chưa tính đến tính chất và quy mô của công việc cụ thể).
Sự biến động, không ổn định trong nhân sự làm gián đoạn các hoạt động của dự án và không phát huy được hiệu quả cao như mong muốn.
Từ khi xác nhập lĩnh vực gia đình về Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch đến nay chưa có 1 đoàn ra nào được chi từ nguồn hợp tác quốc tế của Bộ để học tập, tham quan, nghiên cứu từ nước ngoài mà chủ yếu là kết hợp, xin lồng ghép từ hoạt động hỗ trợ của dự án.