Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Nguyên nhân về các hiện tượng xâm hại trẻ em trong xã hội hiện nay

Nguyên nhân về các hiện tượng xâm hại trẻ em trong xã hội hiện nay

14/11/201931/12/2019 - Vụ Gia Đình

Nói về nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực xâm hại trẻ em trong xã hội đương đại, đã có hàng chục luận án, luận văn, các bài chuyên luận nghiên cứu về những loại tội phạm xâm hại trẻ em dưới nhiều hình thức khác nhau, nó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, khi nào có điều kiện, thì cái ác lại nảy sinh. Lúc mới có một số vụ về hành vi tội ác được thông tin trong dư luận xã hội là do luật pháp chưa thực thi nghiêm, đối tượng ngang nhiên thách thức người bị hại như vụ xâm hại trẻ em ở thành phố Bà Rĩa-Vũng Tầu, người bị hại phải kiên trì kêu cứu mãi, kẻ phạm tội mới bị ra tòa…
Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến tội phạm ấu dâm trẻ em, sự thật có trăm phương ngàn kế dẫn đến con đường phạm tội như: do chính nạn nhân gây ra, do sử dụng chất kích thích mất kiểm sóat, do không làm chủ được hành động phi đạo đức, do khách quan đưa lại, do xem nhiều clipsex, chơi geme bựa, do thiếu tình cảm, do không kìm nén nổi tâm sinh lý, do thiếu rèn luyện nhân cách làm người…Nhưng nếu nhìn gương mặt kẻ phạm tội này, quý vị sẽ thấy đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng hắn ta không hề hối cải mà còn thách thức pháp luật, thách thức người bị hại.
Sau khi nghiên cứu nhiều luận văn, luận án và tiếp xúc thực tiễn với các hiện tượng tội phạm xâm hại trẻ em, có thể rút ra mấy nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất, do xã hội. Theo nhiều nhà nghiên cứu tội phạm và văn hóa gia đình cho rằng nguyên nhân hàng đầu, nguyên nhân số1 là gia đình. Nhưng thực tế, gia đình là một tế bào của xã hội, nếu gia đình bị sâu mọt thì xã hội sẽ đổ nát, nhưng gia đình Việt Nam sau đổi mới, hội nhập đang phát triển tốt đẹp trong sáng, lành mạnh, nhiều nét văn hóa truyền thống được phục dựng trong các tầng lớp gia đình Việt Nam. Nên theo hướng tiếp cận xã hội học, thì nguyên nhân đầu tiên, nguyên nhân số 1 do xã hội gây ra các hiện tượng tiêu cực trong xã hội đương đại, có nhiều biến động khó lường. Ngày nay, nó đã trở thành nhiều tệ nạn của xã hội đương đại diễn ra ở các nước phát triển, đang phát triển và trên toàn cầu.
Nguyên nhân thứ hai, do gia đình. Như đã dẫn gia đình là tế bào cấu trúc nên xã hội, gia đình giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục, bảo vệ các quyền lợi của trẻ em trong mối quan hệ xã hội để phát triển văn hóa và nhân cách con người. Gia đình là nơi giữ vị trí quyết định sự tồn tại, phát triển nhân cách, lối sống của con người trong xã hội đương đại.
Nguyên nhân thứ ba, do người bị hại. Người bị hại là nạn nhân, là nguyên nhân của nhiều nguyên nhân dẫn đến tội xâm hại trẻ em. Nhiểu trẻ em còn nhỏ nhưng hay đi một mình, ở nhà một mình…đây là thời cơ để phạm tội.
Vì thế, gia đình có vị trí quyết định bảo vệ an toàn mọi thành viên của mình trong các mối quan hệ xã hội. Gia đình có nghĩa vụ chăm sóc giáo dục, dạy con về kỹ năng sống là một thành viên bảo vệ an toàn xã hội. Gia đình có vị trí quyết định bảo vệ an toàn cấu trúc tế bào xã hội, nên sự nghiệp xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa, là trách nhiệm nặng nề của toàn dân của Nhà nước và các đoàn thể xã hội.

Nhà nghiên cứu Tuấn Giang

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Tỉnh Hậu Giang: Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm về thực hiện công tác gia đình năm 2022
  • Kế hoạch tổ chức Họp mặt biểu dương Gia đình tiêu biểu và Hội thi Gia đình tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp năm 2022
  • Sơn La tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2021
  • 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh truyền thông về bình đẳng giới
  • Bối cảnh của công tác gia đình
  • Chuyển biến về giá trị mô hình gia đình truyền thống
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?