Gia đình là một cấu trúc xã hội thu nhỏ, gia đình có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con từ trong bào thai đến tuổi trưởng thành tự hoạt động xã hội để tồn tại. Vì thế, việc quản lý phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em do gia đình chịu trách nhiệm nuôi dạy trẻ trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh.
Gia đình luôn là một cấu trúc xã hội, bởi mỗi gia đình đều hình thành nền văn hóa giáo dục mang đặc trưng riêng của từng gia đình. Dù cùng tồn tại trong một khu dân cư, một xã hội có chung một nền giáo dục như nhau, nhưng xuất phát từ đặc điểm truyền thống văn hóa gia đình mang cấu trúc khác nhau đã tồn tại những giá trị văn hóa tinh thần khác nhau. Cấu trúc gia đình Việt Nam trong xã hội đương đại có mấy mô hình sau:
Thứ nhất, sống không hôn thú kéo dài.
Thứ hai, sống độc thân.
Thứ ba, gia đình truyền thống (một vợ một chồng, ông bà, cha mẹ).
Những khủng hoảng biến đổi cấu trúc gia đình ở Pháp, châu Âu và trên toàn cầu đã ảnh hưởng vào Việt Nam hiện nay. Ba mô hình gia đình kể trên đang là mô hình của xã hội Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, hai mô hình sống thử, sống không hôn thú keo dài từng diễn ra ở các khu tập thể, và nhiều nơi, nhiều vùng dân tộc còn có tập tục này nhưng chưa đến múc phổ biến. Mô hình sông gia đình đơn thân thì họ chỉ phải có trách nhiệm với chính bản thân là một gia đình. Nhưng gia đình đơn thân nam hay nữ đều có thể gây ra hệ quả xâm hại trẻ em, khi mà bản năm xâm kích trỗi dậy trong cái tôi động vật, không ít người già 70-80 tuổi đã vướng vào pháp lý. Mô hình gia đình truyền thống Việt Nam: tam đại, tứ, ngũ đại đồng đường, là những nét văn hóa truyền thống lễ nghĩa, cần được bảo tồn tái cấu trúc trong xã hội đương đại. Bởi gia đình là trách nhiệm, là nơi bảo vệ an toàn cho mọi thành viên của mình. Gia đình truyền thống Việt Nam còn là nơi nuôi dạy con cháu nên người. Gia đình là nơi chịu trách nhiệm hàng đầu về an toàn cho trẻ em, là nơi nuôi dưỡng, hướng nghiệp thành công cho trẻ em.
Vai trò của gia đình trong việc phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, thì gia đình là nơi mái ấm đảm bảo trong việc giáo dục, nuôi dây trẻ thành niên. Chỉ có môi trường gia đình với những biện pháp quản lý trẻ, dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng phong vệ xâm hại cho trẻ, mới đảm bảo an tòan cho trẻ, và an toàn cho xã hội. Gia đình biết quản lý trẻ trong sự an toàn, là giữ vai trò vị trí quan trọng về việc bảo vệ an toàn xã hội trong thời kỳ hội nhập, quốc tế hóa.
Nhà nghiên cứu Tuấn Giang