Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh nhiều phong trào đã từng bước được đẩy mạnh như: phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình; phát triển dịch vụ cộng đồng; xã hội hóa công tác gia đình; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời phối hợp tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình đưa kiến thức gia đình vào trường học…là cơ sở bước đầu xác lập vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình, xây dựng, củng cố gia đình văn hóa được quan tâm, chú trọng, : văn hóa cá nhân, văn hóa gia đình và văn hóa xã hội quan hệ khăng khít và được lồng ghép trong cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” góp phần thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Các thành viên chăm lo xây dựng gia đình hòa thuận, đoàn kết, tiến bộ, sống kỷ cương, ứng xử lễ phép, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật, quy ước, hương ước của địa phương, các giá trị đạo đức truyền thống của gia đình được quan tâm và gìn giữ. Từ đó số lượng và chất lượng gia đình văn hóa đã được nâng lên từ 90,13% năm 2008 lên gần 91% năm 2018. Năm 2008 trên địa bàn tỉnh còn tồn tại trên 196 vụ bạo lực gia đình đến năm 2018 chỉ còn 60 vụ.
Một trong những vấn đề còn hạn chế của công tác gia đình chính là vấn đề bình đẳng giới. Chính vì thế, các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian qua đã triển khai nhiều biện pháp chiến lược nhằm cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới.