Những năm qua, với đường lối đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế, văn hoá – xã hội của đất nước có sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá – xã hội của cũng đã làm thay đổi quan niệm về xây dựng gia đình trong thời đại mới, thời đại Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá, tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra, nhất là một số xã vùng sâu, vùng xa.
Bạo lực gia đình đã làm ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của phụ nữ và trẻ em, nhiều vụ bạo lực gia đình chưa được phản ánh kịp thời đến chính quyền địa phương. Tính đến ngày 20/11/2019 theo số liệu thống kê từ 11/17 huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình trạng bạo lực gia đình, cụ thể:
Có tổng số 169 vụ bạo lực gia đình, xảy ra tại các địa phương như: thành phố Pleiku 11 vụ; các huyện: Đak Đoa 6 vụ; Chư Sê 13 vụ; Đak Pơ 09 vụ; Ia Grai 05 vụ; Krông Pa 54 vụ; Chư Prông 04 vụ; Kông Chro 21 vụ; Đức Cơ 03 vụ; Chư Pưh 39 vụ và thị xã An Khê 04 vụ) các vụ bạo lực gia đình chủ yếu là tiến hành xử phạt hành chính, nhắc nhở, hòa giải không có vụ việc bạo lực gia đình nghiêm trọng xảy ra.
Tổng số bệnh nhân là nạn nhân BLGĐ được khám và chăm sóc y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là 56 người; số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân BLGĐ là 69 cơ sở; số cơ sở bảo trợ xã hội có bố trí nơi tạm lánh riêng cho nạn nhân BLGĐ cơ sở là 01 và số tổ hòa giải cơ sở là 1.636 hộ.