Năm 2019, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế, văn hoá – xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Sự phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội cũng đã làm thay đổi quan niệm về xây dựng gia đình trong thời đại mới; Nhìn chung, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra đặc biệt ở các xã vùng sâu, làm ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của phụ nữ và trẻ em, nhiều vụ bạo lực gia đình chưa được phản ánh kịp thời đến các cấp hội, chính quyền địa phương. Đến thời điểm hiện nay, theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Năm 2019, toàn tỉnh có 450.051 hộ gia đình, trong đó: Số hộ gia đình chỉ có cha hoặc mẹ sống chung với con là 47.116 hộ; Số hộ gia đình 1 thế hệ (vợ, chồng) là 42.114 hộ; Số hộ gia đình 2 thế hệ là 233.342 hộ; Số hộ gia đình 3 thế hệ trở lên là 108.512 hộ; Số hộ gia đình khác là 18.967 hộ. Số bạo lực gia đình là 58, trong đó có 24 vụ bạo lực tinh thần, 28 vụ bạo lực thân thể, 03 vụ bạo lực tình dục, 03 vụ bạo lực kinh tế. Có 50 người gây bạo lực gia đình là nam giới, nữ giới 08 người; độ tuổi từ 60 tuổi trở lên là 10. Biện pháp xử lý góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư là 54 người, có 04 người bị xử lý hình sự. Nạn nhân bị bạo lực gia đình trong đó có 07 người là nam giới, nữ giới là 24 người, độ tuổi dưới 16 là 05 người. Biện pháp hỗ trợ được tư vấn là 51 người, chăm sóc hỗ trợ sau khi bị bạo lực 06 người. Có một số vụ bạo lực nghiêm trọng xảy ra: huyện Lục Ngạn con trai dùng dao đâm vào đùi mẹ ruột; Huyện Tân Yên anh em chém nhau dẫn đến tử vong; Huyện Việt Yên chồng chém vợ nhiều nhát phải đi cấp cứu. Tổng số bệnh nhân là nạn nhân BLGĐ được khám và chăm sóc y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là 56, Số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân BLGĐ là 69, Số nạn nhân được thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT là 44.
Để kịp thời nắm bắt thông tin về gia đình và các hành vi vi phạm liên quan đến đời sống gia đình, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn ghi chép và in 240 cuốn Sổ ghi chép thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình cấp phát tới 230 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc ghi chép thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, kịp thời báo cáo BCĐ các cấp theo quy định. Việc thu thập thông tin và ghi chép sổ thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình được các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc, ghi chép đầy đủ và sạch sẽ theo quy định.
Đến nay, toàn tỉnh có có 1.054 câu lạc bộ PCBLGĐ; có 01 Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (theo chuẩn của Bộ VHTTDL); 410 mô hình hoạt động độc lập; 1.054 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 1.054 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; 608 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; 516 đường dây nóng. Những cơ sở địa chỉ này đã góp phần quan trọng làm giảm thiểu số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh. Các thành viên tham gia “Địa chỉ tin cậy” tập thể chủ yếu là lãnh đạo UBND, đại diện các đoàn thể chính trị – xã hội, Văn hóa, Công an, Tư pháp xã, Chi hội trưởng phụ nữ ở các thôn, làng, tổ dân phố…; “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng thường được chọn đặt ở trụ sở UBND xã, phường, thị trấn hoặc phòng làm việc của Hội phụ nữ, nhà Văn hóa thôn, làng, tổ dân phố hay ngay tại các hộ gia đình. Đối với các địa chỉ cá nhân, chủ yếu là những người có uy tín tại địa phương như trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ. Các địa chỉ này dùng chính ngôi nhà của mình làm nơi tạm lánh, cung cấp các nhu cầu thiết yếu như thức ăn, nước uống, thuốc y tế; tư vấn về hôn nhân, gia đình, pháp luật liên quan… cho các nạn nhân bạo lực gia đình.