Theo đó, Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh và trong công tác phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp triển khai đầy đủ, đúng các văn bản theo quy định. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em được tuyên truyền rộng khắp tại 847 ấp, khóm, khu phố trên địa bàn tỉnh thông qua các Câu lạc bộ; nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; các Tổ nhân dân tự quản. Đối tượng tuyên truyền tập trung chủ yếu vào các hộ gia đình để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chủ động phòng, chống xâm hại trẻ em.
Trong công tác quản lý, hướng dẫn xây dựng chương trình, tiết mục, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật và trong tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật luôn chú trọng quan tâm bảo đảm phù hợp từng độ tuổi, giới tính đối với các chương trình dành cho trẻ em như: văn nghệ, thi thời trang, thi vẽ tranh, thi kể chuyện sách, thi tìm hiểu di tich lịch sử, trò chơi dân gian…vào các dịp lễ Quốc tế Thiếu nhi, tết Trung thu và các ngày lễ kỷ niệm khác…Đồng thời, trong bảo đảm cho trẻ em được vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch cũng được ngành văn hóa quan tâm chú trọng tạo điều kiện, hàng năm đều mở nhiều lớp năng khiếu: cầu lông, võ thuật, mỹ thuật, bơi lội, múa hát…để trẻ em được vui chơi giải trí, được phát triển toàn diện và đảm bảo được an toàn.
Trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em được ngành văn hóa thực hiện tốt. Công tác tuyên truyền được thường xuyên liên tục thông qua việc triển khai Kế hoạch Hành động phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn tỉnh. Các hộ gia đình đã nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tự bảo vệ con em của mình. Các hội đoàn thể, đặc biệt là hội phụ nữ chú trọng quan tâm phát hiện các trường hợp có nguy cơ để cùng phối hợp địa phương có giải pháp phù hợp đảm bảo trẻ em được an toàn trong gia đình và ngoài xã hội không bị xâm hại. Từ đó, qua hàng năm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại liên quan đến bạo lực gia đình kéo giảm mạnh (năm 2015 là 6 vụ; năm 2016 là 3 vụ; năm 2017 là 4 vụ; năm 2018 không có; 6 tháng đầu năm 2019 là 01 vụ). Đối với các vụ việc xảy ra đều được quan tâm hỗ trợ, can thiệp kịp thời, đảm bảo được trẻ em ổn định tâm lý tránh hoảng sợ, từng bước hòa nhập cuộc sống bình thường.
Ngành văn hóa thường xuyên thanh kiểm tra các chương trình, sản phẩm văn hóa đúng theo quy định, phù hợp cho trẻ em và trong tổ chức các hoạt động văn hóa, hoạt động du lịch đảm bảo trẻ em được an toàn.
Công tác phối kết hợp với các sở, ngành có liên quan trong phòng, chống xâm hại trẻ em được thực hiện tốt (hàng năm phối hợp Sở Lao động, Thương binh, Xã hội và Tỉnh đoàn tổ chức từ 02 đến 03 cuộc diễn đàn trẻ em).