Mối quan hệ giữa hệ thống chăm sóc gia đình và dịch vụ xã hội cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự tự chủ trong tuổi già. Chăm sóc người cao tuổi là trách nhiệm chia sẻ giữa khu vực nhà nước, tư nhân nhưng mức độ chia sẻ khác nhau giữa các quốc gia phụ thuộc vào truyền thống gia đình, sự ưa thích chăm sóc và văn hóa gia đình, chúng cho thấy sự sẵn sàng sử dụng các dịch vụ công, sự sẵn có, khả năng tiếp cận, chất lượng và chi phí của các dịch vụ. Trong bối cảnh châu Á, phong tục tập quán của nền văn hóa coi trọng chữ hiếu có thể là một chiều cạnh nữa của phân tích mối quan hệ.
Có nhiều quan điểm khác nhau về mức độ cân bằng hợp lý về chăm sóc giữa các khu vực công, tư và hỗ trợ gia đình. Trong các xã hội phúc lợi dư thừa, tự do và bảo thủ, nhà nước thường lưỡng lự trong việc cung cấp các dịch vụ vốn thuộc gia đình hơn là các xã hội phúc lợi phổ thông và dân chủ xã hội. Mô hình xã hội dân chủ xã hội thường cởi bỏ các trách nhiệm pháp lý của thành viên gia đình và xây dựng các chính sách xã hội trên cơ sở nhu cầu cá nhân, không phải của gia đình.