Về mặt đạt được: Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo và sự phối hợp của các đơn vị liên quan; tổ chức Giao lưu đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm, tạo được hiệu ứng truyền thông góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; khách mời và chuyên gia tâm lý có sự chuyển bị kỹ, chuyên sâu và bao quát, kết nối, tương tác được với đại biểu tham dự giao lưu; các đại biểu tham gia ý kiến sôi nổi trong giao lưu, đặc biệt đối tượng sinh viên; thông qua hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng ý nghĩa Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (25/11) và Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019 (từ ngày 15/11/2019-15/12/2019); phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình, ngoài cộng đồng và xã hội; tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, góp phần xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam.
Về hạn chế: Mặc dù đã khuyến khích, nhưng đối tượng tham gia là nam giới còn hạn chế. Hầu hết các ý kiến chủ yếu trong buổi giao lưu là của phụ nữ và sinh viên. Do vậy, nội dung giao lưu không bao quát được hết các đối tượng trong xã hội. Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức chưa mạnh dạn trong việc chia sẻ và trao đổi với các khách mời.