Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Vai trò, trách nhiệm của gia đình trong pháp luật quốc tế về Quyền trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng

Vai trò, trách nhiệm của gia đình trong pháp luật quốc tế về Quyền trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng

15/09/201908/10/2019 - Vụ Gia Đình

Vai trò, trách nhiệm của gia đình về quyền trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng được thể hiện tại Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, đây là văn kiện quan trọng nhất về quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật quốc tế. Công ước được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 20/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Đây là văn bản quốc tế thấm đậm tính nhân văn, đề cập một cách toàn diện, sâu sắc, xác định tính pháp lý về quyền trẻ em và trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Lời mở đầu Công ước khẳng định “Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt”. Công ước nêu rõ đó là trách nhiệm của quốc gia, các tổ chức xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng “Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết”. Điều 18 Công ước khẳng định “Cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em. Cha, mẹ có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dưỡng, phát triển trẻ em”. Điều 19 Công ước nêu rõ các gia đình phải “bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị tổn thương hay bị lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc chăm sóc sao nhãng, bị ngược đãi hoặc bóc lột gồm cả lạm dụng tình dục trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng tay chăm sóc của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ”.
Các nội dung trên cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng, trách nhiệm hàng đầu trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em cả về thể chất và tinh thần nói riêng, để trẻ em được an toàn và phát triển.
Cũng theo Công ước về quyền trẻ em (CRC, năm 1989) và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là những người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em được bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi so với quy định của CRC. Quyền trẻ em được quy định dưới 04 dạng, trong đó 02 dạng đầu là quyền trực tiếp, 02 dạng sau, tạm gọi là quyền gián tiếp hay quyền thụ động. Việc bảo đảm các quyền này đều gắn liền với trách nhiệm đầu tiên thuộc về gia đình:
Quyền: được sống và phát triển, có họ tên và quốc tịch…
Tự do (hay quyền cơ bản): tự do tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo…
Trách nhiệm của cha mẹ và xã hội: Thực hiện các quyền trẻ em, có quyền và nghĩa vụ định hướng và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp…
Bảo vệ của cha mẹ và xã hội: Khỏi sự bóc lột và lạm dụng tình dục, khỏi bị mua bán và bắt cóc, khỏi bị tra tấn và tước đoạt tự du, khỏi ảnh hưởng của xung đột vũ trang….

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Đà Nẵng: Kế hoạch triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” năm 2022
  • Lâm Đồng: Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh đến năm 2030
  • Đắk Lắk: Tổng kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2010 – 2020
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ với việc xây dựng gia đình thịnh vượng
  • Nội dung của nghĩa vụ chung thủy, nghĩa tình
  • Sự suy giảm đạo đức trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?