Thứ nhất, đẩy mạnh lồng ghép công tác tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua các hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở. Các cấp quản lý và lãnh đạo chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để lồng ghép cho phù hợp và phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng đối với phòng, chống xâm hại trẻ em. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và nắm bắt tình hình tại địa phương để kịp thời phát hiện, xử lý và đưa ra nội dung tuyên truyền phù hợp.
Thứ hai, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao của các tầng lớp nhân dân. Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, trao đổi thông tin, rèn luyện thân thể để có sức khỏe làm việc, lao động, xây dựng bảo vệ tổ quốc, học hỏi lẫn nhau và thắt chặt thêm tình đoàn kết, góp phần phòng ngừa những tư tưởng, hành động tiêu cực đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trẻ em và xâm hại trẻ em.
Thứ ba, hệ thống thiết chế văn hóa giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương; là công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác xã hội nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.
Thứ tư, các Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa chính là nơi để nâng cao đời sống tinh thần và hiểu biết về pháp luật của nhân dân, từ đó giảm thiểu các tệ nạn xã hội đặc biệt những vấn đề liên quan đến giáo dục, bảo vệ trẻ em.
(Báo cáo số 590/VHCS-VP ngày 29/8/2019 của Cục Văn hóa cơ sở về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em)