Kết quả đạt được:
Cấp ủy, chính quyền các cấp có sự quan tâm đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý nhà nước về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; gắn việc thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; công tác triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản chỉ đạo của Trung ương trên địa bàn tỉnh được thực hiện đồng bộ; Ban chỉ đạo công tác gia đình các cấp được thành lập, củng cố, kiện toàn phát huy vai trò chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong triển khai tuyên truyền giáo dục, phổ biến; lồng ghép thực hiện công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và các phong trào cuộc vận động khác. Quan tâm tổ chức các hoạt động: Hội thi, liên hoan văn nghệ, thể thao, họp mặt, tọa đàm, giao lưu các gia đình văn hóa tiêu biểu… kịp thời động viên, cổ vũ người tốt, việc tốt trong thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Công tác triển khai, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, phòng, chống bạo hành trẻ em… cho lực lượng cán bộ làm công tác gia đình, phụ nữ các cấp, lãnh đạo cấp xã, ấp, tổ nhân dân tự quản các mô hình câu lạc bộ… được tổ chức thường xuyên kịp thời.
Công tác kiểm tra tình hình thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, quản lý nhà nước về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, các mô hình phòng chống bạo lực gia đình được tăng cường, kịp thời hướng dẫn khắc phục những tồn tại hạn chế.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế:
Việc triển khai cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của tỉnh về lĩnh vực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình có lúc, có nơi chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về gia đình, phòng chống bạo lực gia đình chưa sâu, chưa đủ mạnh. Công tác phối hợp giữa các ngành thành viên trong Ban chỉ đạo công tác gia đình đôi lúc thiếu gắn bó; một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo chỉ đạo đối với công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; chưa gắn công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội cơ sở.
Lực lượng cán bộ làm công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình các cấp còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm; cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách. Nội dung sinh hoạt các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở một số nơi chất lượng chưa cao; việc phát hiện thống kê các vụ bạo lực gia đình còn gặp nhiều khó khăn và sai sót, do chưa có đội ngũ cộng tác viên cho người bị bạo lực gia đình và người thân chưa chủ động báo báo cáo chính quyền địa phương… Việc triển khai áp dụng thực hiện kinh phí chi cho công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định, tại cơ sở còn nhiều khó khăn.