Năm 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chọn chủ đề hoạt động năm là “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Kết quả thực hiện các hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là:
Tập trung tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên phụ nữ trong tố giác tội phạm; “Hằng năm, không để xảy ra tình trạng có vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp thời”,
Phát huy tính hiệu quả của phương pháp truyền thống qua phương tiện nghe nhìn, Hội đã tổ chức 08 sự kiện truyền thông phòng, chống tội phạm tệ nạn xã hội; xây dựng 0l cẩm nang về kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em cho cha mẹ và hội viên; 02 clip nghe nhìn về nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy tại xã phường, thị trấn. Hằng năm, các cấp Hội đều tổ chức hội thảo/tọa đàm/diễn đàn về vai trò của gia đình; PCBLGĐ; vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; phòng, chống tình trạng quấy rối và xâm hại tình dục tại nơi làm việc.
Đẩy mạnh phối hợp với các ban, ngành liên quan trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, học sinh bằng nhiều hình thức sáng tạo, hiệu quả (hội nghị đối thoại chính sách tại công cộng, trình diễn phiên tòa giả định tại trường trung học phổ thông) tại nhiều địa bàn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa; phối hợp với Uy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông tổ chức mít tinh truyền thông nhằm tuyên truyền sâu rộng về Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018 chủ đề “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”.
Phát hiện, tiếp nhận, tham gia giải quyết và hỗ trợ phụ nữ bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp
Các cấp Hội chủ động hơn trong việc phát hiện, nắm tình hình các vụ việc bạo hành, xâm hại với phụ nữ, trẻ em gái. Từ năm 2017 đến tháng 03/ 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã gửi lên Trung ương Hội 80 báo cáo nhanh vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em gái (Riêng Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính cấp Thành phố, không tính cấp quận huyện, năm 2017- 2018 đã tiếp nhận và hỗ trợ 32 trường hợp xâm hại, bạo hành). Qua các báo cáo cho thấy tình hình bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em ngày càng gia tăng và theo chiều hướng phức tạp, trẻ em gái bị xâm hại không phải do người lạ mà chủ yếu là do chính người thân phải ruột thịt trong gia đình (bố, ông nội…), hàng xóm xâm hại.
Tại cấp Trung ương, mô hình “Tổ công tác tham mưu giải quyết các vụ việc, điểm nóng liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” đã hoạt động tích cực hiệu quả (năm 2018, đã phát hiện 19 vụ việc từ các phương tiện thông tin đại chúng và kịp thời chỉ đạo các Hội có biện pháp can thiệp, bảo vệ hỗ trợ phù hợp như: Vụ dâm ô trẻ em tại Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội, vụ việc hàng xóm hiếp dâm trẻ em 6 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội: vụ việc cháu Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 2016) bị xâm hại ở Hoa Lư, Ninh Bình; Vụ tố cáo chủ tiệm tóc xâm hại cháu gái tại Bắc Ninh v.v
Đặc biệt, đối với vụ án “Dâm ô trẻ em” xảy ra tại Thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Hội đã phát hiện và tham gia lên tiếng ngay từ khi bắt đầu xảy ra vụ việc (tháng 3/2017), đến tháng 5 năm 2017, sau khi phiên tòa xét xử vụ án ông Nguyễn Khắc Thủy dâm ô đối với trẻ em tuyên, chỉ chấp nhận1 phần bản án sơ thẩm và tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Khắc Thủy với mức án 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng.Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em theo quy định của luật pháp, ngày 14/5/2018 Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có công văn số 1560/ĐCT-CSLP gửi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và công văn số 1561/ĐCT-CSLP gửi Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao kiến nghị về việc xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.2