Nghiên cứu của ActionAid Việt Nam (AAV) và Trung tâm Nghiên cứu Giới – Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) được thực hiện tại Việt Nam vào năm 2014 cho thấy 87% phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng.
Nghiên cứu của Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã họi và AAV thực hiện năm 2016 cho thấy 63% phụ nữ và trẻ em gái cảm thấy lo lắng ở những địa điểm công cộng, 51% cảm thấy không an toàn trên xe buýt và ở trạm dừng xe buýt.
Một cuộc khảo sát trên đường phố 2014 với 1.523 phụ nữ và trẻ em gái ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho biết: 9 trên 10 phụ nữ ở TPHCM đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; 16% phụ nữ thường xuyên bị quấy rối tình dục, nhưng chỉ có 1,9% phụ nữ rằng họ sẽ nhờ vào công lý để giải quyết.
Khảo sát đầu vào của chương trình thành phố an toàn với phụ nữ và trẻ em gái ở TPHCM năm 2017 với 1.200 người cho thấy: 40,9% nam giới và 38,6% nữ giới được hỏi đã chứng kiến các vụ việc quấy rối tình dục với phụ nữ nơi công cộng trong vòng 12 tháng qua; 18,5% phụ nữ được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục và 11,7% nam giới đã thực hiện hành vi quấy rối tình dục đối với phụ nữ ở nơi công cộng cho 12 tháng qua
Theo nguồn số liệu của Bộ LĐ – TB&XH, số tại nạn nhân bị xâm hại tình dục là trẻ em đã tăng gần 33 % trong giai đoạn 2009 – 2013 trên toàn quốc. Và theo báo cáo của Bộ công an, trong 5 năm từ 2012 – 2016, cả nước phát hiện 5.300 vụ xâm hại tình dục.