Tồn tại, hạn chế
Cơ chế nắm bắt, phản ánh thông tin về các vụ việc liên quan đến trẻ em (xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích) còn chậm. Vai trò của tổ chức Đoàn trong hỗ trợ, bảo vệ trẻ em sau vụ việc đã được chú trọng hơn nhưng việc lên tiếng, kiến nghị xử lý trước các hành vi vi phạm quyền trẻ em đôi lúc còn chưa kịp thời.
Cơ chế giám sát, phản biện xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm tham gia của các cấp, các ngành chưa thực sư hiệu quả.
Tiếng nói, sự tham gia của trẻ em chưa đuợc các cấp ủy, chính quyền, gia đình, nhà trường quan tâm thường xuyên, chủ yếu thông qua các diễn đàn, hoạt động tuyên dương gặp gỡ không thường xuyên.
Đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi, cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thường xuyên biến động, còn kiêm nhiệm, năng lực, kiến thức, kỹ năng còn hạn chế.
Các thiết chế văn hóa như các điểm sinh hoạt, vui chơi, các Cung, Nhà thiếu nhi. .…vừa thiếu, cơ sở vật chất lại xuống cấp, ảnh huởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng cho thiếu nhi.
Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
Hiện nay, quá trình tiếp cận và tham gia xử lý các vụ việc liên quan đến trẻ em tại địa phương của các cấp bộ Đoàn, Hội đồng Đội các cấp gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế phối hợp cung cấp thông tin từ các ngành, các cơ quan có liên quan trực tiếp xử lý vụ việc. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em giao nhiệm vụ cho tổ chức Đoàn phối hợp xử lý thông tin phản ánh từ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (111), Trung ương Đoàn đã quán triệt nhiệm vụ tới các cấp bộ Đoàn; xây dựng dự thảo văn bản liên tục và gửi danh sách Bí thư, Phó Bí thư Đoàn xã, phường, thị trấn về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng hướng dẫn về cơ chế hoạt động và trách nhiệm cụ thể của các đơn vị trong tiếp nhận, giải quyết các vụ việc dẫn đến chưa tạo được sự đồng bộ
Luật Trẻ em quy định Chính phủ bảo đảm điều kiện để tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước các năm 2017 và 2018 và 2019, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đều xây dựng hoạt động để thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; ban hành kế hoạch công tác, các văn bản có liên quan, tuy nhiên chưa được bố trí ngân sách để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của Luật.