Để công tác trẻ em đạt được kết quả tôt hơn, giải pháp trước mắt là:
Thành lập Câu lạc bộ tư vấn, hỗ trợ trẻ em của Đoàn ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, gồm đại diện một số ngành có liên quan, các luật sư, chuyên gia pháp lý, chuyên gia tâm lý, chuyên gia về trẻ em; tham gia hỗ trợ tâm lý, pháp lý cho trẻ em khi cần thiết.
Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em trong tháng 5/2019.
Xây dựng, phát hành các ấn phẩm truyền thông (truyền thông trực quan, infographics, videoclips. . .) triển khai về các Liên đội và trên mạng xã hội để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em.
Tổ chức tập huấn trực tuyến về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em cho cán bộ phụ trách thiếu nhi, giáo viên làm tổng phụ trách Đội toàn quốc. Tổ chức các hoạt động điểm tuyên truyền cho phụ huynh và thiếu nhi tại trường học, một số khu chung cư, khu nhà trọ cho thanh niên công nhân.
Hướng dẫn quy trình và triển khai thực hiện việc tiếp nhận thông tin phản ánh về tình hình trẻ em và tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến trẻ em và lên tiếng trước các hành vi xâm hại trẻ em.
Tổ chức đồng loạt tại các tất cả các Liên đội Tiểu học, Trung học cơ sở, các Đoàn trường Trung học phổ thông sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và hoạt động phát thanh măng non với chủ đề phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em. Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo dành thời lượng cần thiết trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiếu nhi về phòng, chống xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục.
Phối hợp chỉ đạo tổ chức các hoạt động bàn giao thiếu nhi về địa bàn dân cư trong dịp hè và bàn giao lại cho nhà trường khi bắt đầu năm học mới gắn với tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kỹ năng và bảo vệ thiếu nhi trong dịp hè.