Theo đó, Báo cáo đã khái quát về kết quả đạt được trong 5 năm triển khai thực hiện Đề án cũng như những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai Đề án. Hiệu quả tác động của đề án đã góp phần nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời xuất hiện nhiều tấm gương người tốt, việc tốt có các hoạt động thiết thực để xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc. Qua đó đã tác động tích cực đến công tác xây dựng “gia đình văn hóa”, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa tăng cao. Thông qua các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của “Hạnh phúc” trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Đề án vẫn còn hạn chế nhất định, đó là một số cơ quan, đơn vị và xã, phường, thị trấn chưa thật sự tổ chức rõ nét các hoạt động, lãnh đạo một số địa phương chưa quan tâm sâu sắc, tài liệu còn thiếu, kinh phí hạn chế, công tác phối hợp chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ.