Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    VỤ GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Về quy mô, loại hình gia đình người Tày ở Thái Nguyên

Về quy mô, loại hình gia đình người Tày ở Thái Nguyên

04/11/202104/01/2022 - Vụ Gia Đình

Cùng với sự biến đổi ý nghĩa của hôn nhân và gia đình theo xu hướng chú ý đến cá nhân, quy mô, loại hình gia đình cũng có sự biến đổi rõ rệt. Quy mô gia đình ngày càng nhỏ và có nhiều loại hình gia đình như gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, gia đình hạt nhân khuyết thiếu, tính đa dạng, phong phú của các loại hình gia đình đang thay thế cho tính đồng nhất về khuôn mẫu của các gia đình. Gia đình mở rộng ngày càng trở nên vắng bóng, trong khi đó gia đình hạt nhân ngày càng phổ biến hơn. Các gia đình hạt nhân chủ yếu là gia đình trẻ, được hình thành trên cơ sở tình yêu và hôn nhân tiến bộ, chịu ảnh hưởng lớn bởi cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, xuất hiện thêm nhiều loại hình gia đình khác như gia đình đơn thân, gia đình khuyết thiếu, chỉ có bố hoặc mẹ sống với con sau ly hôn, ly thân hay goá bụa. Một số gia đình tồn tại theo kiểu “không hôn thú”, đây là các kiểu gia đình thiếu tổ chức chặt chẽ và không ổn định, không được đảm bảo về mặt pháp lý, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ đổ vỡ và bất hạnh. Đáng chú ý là, một loại gia đình khá đặc biệt đã bắt đầu xuất hiện, đó là gia đình của những người phụ nữ hoặc không có cơ hội được làm vợ, hoặc không muốn kết hôn nhưng lại muốn thực hiện quyền làm mẹ và nuôi con một mình. Các gia đình một thế hệ đang tăng lên ở những đôi vợ chồng trẻ chưa muốn sinh con, hoặc không muốn sinh con, họ lấy hạnh phúc đôi lứa làm mục đích chính của hôn nhân. Sự xuất hiện của loại hình gia đình này đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết.
Sự biến đổi của cơ cấu gia đình theo hướng thu nhỏ về quy mô không chỉ là kết quả của việc giảm mức sinh, mà còn là kết quả của những tác động kinh tế – xã hội như chính sách đất đai ở nông thôn, miền núi… Qui mô hộ gia đình giảm đi như hiện nay, một mặt phản ánh sự tiến bộ trong nhận thức về dân số và phát triển của người dân, mặt khác cũng phản ánh sự tan rã của mô hình gia đình truyền thống, đa thế hệ đã từng tồn tại khá phổ biến trước đây. Nếu như gia đình trước đây tồn tại ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình hiện đại đã ngày càng được thu nhỏ lại. Do tốc độ đô thị hoá mạnh, các thành viên gia đình thay đổi môi trường làm việc, tách khỏi gia đình. Đặc biệt, quy mô hộ gia đình giảm còn do xu hướng tăng lên của những người sống độc thân do không muốn kết hôn, kết hôn nhưng không muốn sinh con, ly thân hay không tái hôn… Chính điều đó đã đặt ra nhiều vấn đề với gia đình người Tày như thiếu công ăn việc làm, bất bình đẳng giới trong phân công lao động, an sinh của các thành viên gia đình, đặc biệt là chăm sóc, giáo dục trẻ em và người già do những biến đổi của cơ cấu gia đình.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Đồng Nai: Kế hoạch tập huấn trực tuyến nghiệp vụ công tác gia đình năm 2022
  • Gia Lai: Đề xuất, kiến nghị về công tác gia đình
  • Đảm bảo quyền tiếp cận chăm sóc y tế và phục hồi chức năng
  • Công tác thống kê, thu thập số liệu về gia đình năm 2019 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
  • Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2021
  • Hiểu biết của thanh, thiếu niên về vấn đề giảm thiểu MCBGTKS
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
1c
Làm gì để giữ gìn hạnh phúc gia đình bền vững
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”

Chuyen Doi So Quoc Gia

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH

    • Trưởng ban biên tập: TS. Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình
    • Bản quyền: Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?