Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    VỤ GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Thực trạng bạo lực giới tại Việt Nam

Thực trạng bạo lực giới tại Việt Nam

12/04/201908/07/2019 - Vụ Gia Đình

Bạo lực trên cơ sở giới trong khuôn khổ bài viết này được đề cập là bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (PNTEG). Bạo lực giới (BLG) là bất kỳ hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về tinh thần, về tình dục hay tâm lý hoặc những đau khổ cho phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư. Xảy ra dưới nhiều hình thức như: bạo lực trong gia đình, tảo hôn, ép hôn, lạm dụng tình dục trẻ em, mại dâm cưỡng bức, quấy rối tình dục, nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi. Bài viết sẽ tập trung vào ba hình thức BLG phổ biến ở Việt Nam là bạo lực gia đình, mua bán người và xâm hại tình dục.
Ở Việt Nam, nghiên cứu quốc gia ngay từ năm 2010 cho thấy có tới 58% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực và tinh thần nhưng có đến 87% nạn nhân bạo lực giới không tìm kiếm sự giúp đỡ nào. Có đến 51% phụ nữ thừa nhận rằng họ đã từng bị quấy rối tình dục ít nhất một lần; 87% bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng, 10% bị cưỡng ép tình dục, 30% là người làm nghề mại dâm từng là nạn nhân bạo lực giới và 22% bị ép buộc tình dục. (Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Tổng cục Thống kê 2010)
Tại Việt Nam, giai đoạn 2011 đến 2016, mỗi ngày trung bình có bốn người bị mua bán, trong đó phụ nữ chiếm 96,4%, nam giới 3,6%. Trong số đó nạn nhân tự trở về chiếm 61,2%, chỉ có 38,8 % nạn nhân được giải cứu, trao trả.
Về xâm hại tình dục, cứ 4 trẻ em gái hoặc cứ 6 trẻ trai thì có một em bị xâm hại tình dục, 93% vụ việc thủ phạm biết nạn nhân bạo lực giới, 95% thủ phạm là nam giới, gây ra 20% số vụ xâm hại trẻ trai và 5% số vụ xâm hại trẻ gái. Trung bình mỗi năm, cả nước báo cáo xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục, năm sau thường cao hơn năm trước, trong đó, số trẻ em bị hiếp dâm chiếm 65%. Trung bình cứ 8 giờ sẽ có một trẻ bị xâm hại tình dục (Bộ LĐ – TB&XH 2014). Theo khảo sát của Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH), 29% người Việt Nam ở Đà Nẵng tham gia nghiên cứu đã bị lừa bởi người lạ, 36% bị bạo lực bởi người quen và 25% bạo lực bởi các thành viên trong gia đình; Theo khảo sát của Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC): cứ 10 người phụ nữ khuyết tật thì có 4 người đã từng bị ít nhất một lần hình thức bạo lực tình dục.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở
  • Tuyên truyền, vận động người dân về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • Kế hoạch triển khai công tác gia đình năm 2021 tại tỉnh Trà Vinh
  • Hiểu về trẻ vị thành niên
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng cường công tác tập huấn, xây dựng tài liệu về gia đình
  • DANH MỤC MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT NGƯỜI CAO TUỔI VÀ LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Tin nổi bật
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
1c
Làm gì để giữ gìn hạnh phúc gia đình bền vững
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH

    • Trưởng ban biên tập: TS. Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình
    • Bản quyền: Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?