Nhận thức về hành vi quấy rối tình dục thể hiện phần nào thái độ hành vi quấy rối tình dục của sinh viên nam nữ. Để phân tích sâu hơn thái độ đối với hành vi này, nghiên cứu tiến hành đo lường các mức độ cảm xúc của sinh viên nam nữ trong khi trở thành nạn nhân và người chứng kiến hành vi quấy rối tình dục.
Kết quả cho thấy, khi trở thành nạn nhân hay người chứng kiến hành vi quấy rối tình dục, tổng điểm cảm xúc tiêu cực của nữ sinh viên từ 27,9 đến 20,7 điểm, hơn nam giới 1,4 và 1,23 điểm (26,5 đến 19,47 điểm đối với sinh viên nam). Như vậy, nữ giới có mức độ cảm xúc cao hơn so với nam giới
Cảm xúc khi trong tình huống là người chứng kiến thấp hơn cảm xúc khi trở thành nạn nhân trên. Thái độ phổ biến của sinh viên ở tình huống giả định là nạn nhân của quấy rối tình dục như cảm thấy bị xúc phạm; cảm thấy tức giận phẫn nộ cảm thấy bị tổn thương. Một sinh viên nữ cho biết: “Thấy rất sợ hãi và bối rối không biết mình nên làm thế nào để thoát khỏi hắn bây giờ, xong xuống xe vẫn sợ vẫn sợ hắn… lúc về nhà tắm rồi vẫn thấy bị bẩn bởi cánh tay của họ động vào cơ thể mình. Thấy sợ hãi không biết nên nói cho mọi người xung quanh. Nếu không nói sợ dẫn đến trầm cảm ( PV sinh viên nữ, 21 tuổi)
Khi là người chứng kiến hành vi quấy rối tình dục cảm xúc có xu hướng thấp hơn, ví dụ cảm thấy tức giận, phẫn nộ. “Khi thấy kẻ quấy rối thì không hiểu tại sao kẻ biến thái đó lại làm vậy, càng thấy tức giận nhưng không dám làm gì cả vì không đủ bản lĩnh để lên tiếng lại người ta” (PV sinh viên nữ, 19 tuổi).
Độ lệch chuẩn của cảm xúc khá lớn cho thấy một bộ phận sinh viên có những cảm xúc và thái độ gay gắt với hành vi của giới tính, tuy nhiên cũng còn không ít sinh viên có những thái độ bàng quan, không quan tâm đến hành vi này.
Như vậy có thể thấy sinh viên đã có nhận thức về hành vi quấy rối tình dục, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách giới (nữ giới có thái độ đúng đắn hơn với hành vi quấy rồi tình dục so với nam giới). Nhận thức đúng đắn tới thái độ phù hợp với hành vi này khi thể hiện các điểm số tiêu cực ở mức độ cao. Tuy nhiên việc có thái độ đúng đắn không đồng nghĩa với sự chuyển biến hành vi mà theo mô hình kết hợp các yếu tố quan khách quan đặc điểm cá nhân, đặc điểm của môi trường, hoàn cảnh thúc đẩy hành vi sẽ quyết định sự thay đổi hành vi của sinh viên.
Học viện Phụ nữ Việt Nam