Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    VỤ GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Quan hệ vợ chồng theo quan điểm Phật giáo

Quan hệ vợ chồng theo quan điểm Phật giáo

Khác với quan điểm của Nho giáo, Phật giáo hướng đến mối quan hệ vợ chồng một cách tích cực hơn. Theo quan niệm của đạo Phật, quan hệ gắn kết vợ chồng là do nghiệp. Đồng thời, quan hệ này là mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng. Đối với người chồng thì lấy lễ đối đãi với vợ, chuẩn mực nhưng không hà khắc và cùng làm việc nhà với vợ. Ngược lại, người vợ phải siêng năng và biết nể chồng, lo toan mọi việc trong ngoài.
Có thể thấy rằng, mặc dù Phật giáo không thể hiện rõ quan điểm đa thê như Nho giáo nhưng lại khuyến khích sự chung thủy trong hôn nhân. Trong kinh Đảnh Lễ Sáu Phương (còn gọi là Kinh Giáo Thọ thi ca La việt, Trường Bộ Kinh) có ghi: “Nếu một người đàn ông có vợ mà đến với người phụ nữ khác ngoài hôn thú thì điều này có thể là nguyên nhân về sự sa sút của anh ta và chắc chắn anh ta phải đối mặt với nhiều vấn đề khác cùng với những phiền toái” [13]. Như vậy, mặc dù quan niệm của Phật giáo có cách đây mấy ngàn năm nhưng giá trị thực tiễn vẫn ảnh hưởng cho đến tận ngày nay.
Quan hệ vợ chồng trong gia đình truyền thống Việt Nam
Đối với gia đình truyền thống Việt Nam, quan hệ vợ chồng dựa trên nhiều yếu tố như tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận,…. Đây là những giá trị đạo đức căn bản để duy trì, gắn bó và làm cho cuộc hôn nhân giữa hai vợ chồng ngày càng trở nên bền vững.
Thứ nhất, tình nghĩa là chuẩn mực vô cùng quan trọng trong quan hệ vợ chồng. Hai yếu tố này bổ sung cho nhau và thể hiện trong cách ứng xử hàng ngày trong gia đình và ngoài xã hội.Trước kia, các cặp vợ chồng trước khi lấy nhau có thể không biết mặt nhau. Những cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt không có tình yêu, nhưng do tình nghĩa mà họ gắn kết và ràng buộc với nhau suốt cả cuộc đời. Đạo nghĩa vợ chồng “tương kính như tân” làm cho họ tôn trọng và sống hết lòng vì nhau. Tình nghĩa nảy sinh từ cuộc sống chung và cùng chung vai gánh vác việc gia đình. Đồng thời, nó thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với vợ hoặc chồng. Là sự gánh vác, chia sẻ và hy sinh lẫn nhau không chỉ trong cuộc sống mà còn là giáo dục con cái. Làm cho mối quan hệ vợ chồng gắn kết và không bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài.
Thứ hai, thủy chung là một trong những yếu tố không thể thiếu trong gia đình truyền thống Việt Nam. Có thể hiểu thủy chung là tình cảm trước sau như một, không thay đổi. Vợ chồng là phải chung tình, gắn bó yêu thương suốt đời. Điều này được thể hiện trong những điều luật về gia đình của các triều đại Lê, Nguyễn và trong Luật hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay. Đối với gia đình truyền thống, chung thủy chủ yếu đặt ra cho người vợ trong gia đình. Người chồng có quyền có nhiều vợ, nhưng người vợ chỉ được có duy nhất một chồng. Có thể nói rằng, trinh tiết và đức hạnh là những chuẩn mực của người phụ nữ trong gia đình truyền thống.
Thứ ba, sự hòa thuận giữa hai vợ chồng trong gia đình là yếu tố nền tảng để duy trì gia đình bền vững. Ca dao, tục ngữ đề cập nhiều đến việc hòa thuận giữa hai vợ chồng, như “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” hay là “Chồng nóng thì vợ bớt lời. Cơm sôi nhỏ lửa suốt đời không khê”, v.v.. Vợ chồng hòa thuận thì mọi việc trôi chảy, thuận lợi và tránh được sự đổ vỡ. Thường những phụ nữ trong gia đình truyền thống rất nhường nhịn để giữ yên ấm nhà cửa.
Có thể khẳng định rằng, gia đình truyền thống Việt Nam là một kiểu mẫu gia đình về sự chung thủy, tình nghĩa và hòa thuận. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là người phụ nữ bị thiệt thòi và chịu nhiều sự bất công khi phải hy sinh quá nhiều cho gia đình.

Bài viết cùng chủ đề

  • Duy trì các hoạt động Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020”
  • Giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc trên cơ sở kế thừa giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống
  • Kế hoạch thực hiện Công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2021
  • Bắc Ninh: Triển khai nhiệm vụ Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa quý IV năm 2018 và biểu dương mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện công tác gia đình năm 2020
  • Kinh phí thực hiện công tác Bình đẳng giới
Tin nổi bật
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
1c
Làm gì để giữ gìn hạnh phúc gia đình bền vững
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH

    • Trưởng ban biên tập: TS. Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình
    • Bản quyền: Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?