Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNHTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    VỤ GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
Trang chủ Tin tức Phương pháp kích thích khả năng phát huy của trẻ

Phương pháp kích thích khả năng phát huy của trẻ

Trẻ nào cũng có vấn đề riêng của mình, giáo dục trẻ phải đúng phương pháp, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của trẻ thì mới có hiệu quả.

Kích thích tinh thần cầu tiến của trẻ: tinh thần cầu tiến đóng vai trò quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là trong phương diện học tập của trẻ. Những đứa trẻ cầu tiến sau này làm nghề gì cũng đều nghiêm túc, chăm chỉ. Cha mẹ phải tìm hiểu, quan tâm và khẳng định ưu điểm cũng như sự tiến bộ của trẻ để kích thích tinh thần cầu tiến. Tránh châm chọc, chế giễu mà thay vào đó là khích lệ, tin tưởng và kích thích ham muốn học hỏi của trẻ. Chính cha mẹ là những tấm gương để con noi theo.

Thưởng phạt hợp lý: thưởng phạt dù lớn hay nhỏ cũng khiến cho trẻ phản ứng. Nhìn riêng từ góc độ phạt, không thể phạt nặng hơn những gì trẻ gây ra, càng không được đánh vì dù sao trẻ vẫn còn nhỏ, không chịu được áp lực như vậy. Khi thưởng phạt trẻ, ngoài việc hợp lý còn nêu đúng lúc, đúng thời điểm, đúng mức, có như vậy phần thưởng mới phát huy hiệu quả.

Cha mẹ phải thường xuyên tâm sự với trẻ: Cha mẹ nên dẫn dắt trẻ nói ra những suy nghĩ trong lòng. Khi trẻ nghe xong, cha mẹ nên kịp thời trả lời, để trẻ cảm thấy “đã có người hiểu mình”.
Học cách chia sẻ và hợp tác: Cha mẹ nên dạy trẻ cách chia sẻ, dễ hòa đồng với mọi người, cũng giống như dạy trẻ nói vậy, bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ hãy dạy trẻ cùng chia sẻ với bạn bè những điều mình tâm đắc, những niềm vui, nỗi buồn của mình. Dạy trẻ cách chúc mừng bạn bè khi có chuyện vui, biết chia sẻ giúp đỡ khi bạn bè gặp chuyện buồn hay những khó khăn trong cuộc sống. Khi đã biết cách chia sẻ, cha mẹ nên dạy trẻ hiểu được ý nghĩa “sức mạnh tập thể”.

Cha mẹ nên suy nghĩ từ góc độ của trẻ: Thông thường, cha mẹ trách mắng trẻ phần lớn là vì trẻ không làm theo mong muốn của cha mẹ. Người lớn làm việc gì cũng có lý do, trẻ con cũng vậy. Nếu cha mẹ chú ý quan sát sẽ phát hiện trẻ suy nghĩ vấn đề ở góc độ rất khác so với người lớn. Nếu cha mẹ nhận thức được được điều đó có nghĩa là cha mẹ đã có sự thông cảm với trẻ. Sự thấu hiểu của cha mẹ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển cả thể lực và trí lực của trẻ, nó là tiền đề để giáo dục gia đình trở nên đúng đắn.

Bài viết cùng chủ đề

  • Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng
  • Công tác tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
  • Hệ thống các văn bản thể chế hoá việc xây dựng gia đình là nơi hình thành môi trường nhân cách văn hoá và giáo dục nếp sống cho con người
  • Truyền thông “Phòng, chống bạo lực gia đình” và “Văn hoá ứng xử trong gia đình” cho CNVCLĐ
  • Tầm quan trọng của mô hình “địa chỉ tin cậy tại cộng đồng
  • Bến Tre: hướng dẫn các hoạt động về công tác gia đình năm 2019
Tin nổi bật
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
1c
Làm gì để giữ gìn hạnh phúc gia đình bền vững
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở văn hóa và thể thao Hà Nội
  • Sở văn hóa thể thao TP.HCM
  • Sở văn hóa và thể thao Đà Nẵng
  • Sở VHTT&DL Bắc Ninh
  • Sở văn hóa và thể thao Hà Nam
  • Sở văn hóa và thể thao Nghệ An
  • Sở văn hóa và thể thao Hải Phòng

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH

  • Trưởng ban biên tập: TS. Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình
  • Bản quyền: Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ site
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh

Đăng nhập

Quên mật khẩu?