Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNHTRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    VỤ GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
Trang chủ Tin tức Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình

Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình

Theo thống kê của Tổng Cục dân số, Việt Nam chạm đỉnh dân số vàng và bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ nhanh. Năm 2011, khi Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa, số người trên 60 tuổi chiếm 9,9%. Năm 2018, con số này tăng lên thành 11,95%.

Lão hóa là quy luật tự nhiên trong cuộc đời mỗi con người. Nếu người cao tuổi có sức khỏe tốt và có khả năng sống độc lập thì sẽ không có bất kỳ thay đổi nào đáng lo ngại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi đến tuổi xế chiều, những thay đổi về mặt tinh thần, thể chất của người cao tuổi dễ làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Họ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý như cảm thấy cô đơn, hoài cổ, lo âu, hay bi quan, nóng nảy… Trầm cảm, buồn chán càng khiến họ thiếu nghị lực và niềm tin để chống chọi với những vấn đề của tuổi già. Đặc biệt, sức khỏe người cao tuổi Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ khoảng 64 tuổi. 96% người mang gánh nặng bệnh tật kép, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây truyền. Trung bình một người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh. Hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của người già.

Nct Khoahocdoisong.vnẢnh minh họa/nguồn ảnh:khoahocdoisong.vn

Bởi lẽ đó, đối với người cao tuổi yếu tố quan trọng nhất để có thể sống hạnh phúc chính là có gia đình ở bên quan tâm, chăm sóc về cả thể chất, tinh thần và cảm xúc. Khi người cao tuổi sống trong gia đình như vậy (kể cả ở cùng nhà hay ở riêng nhà), điều này sẽ giúp cho người cao tuổi có được sự hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày tốt nhất, cũng như gia đình con cái sẽ có thêm những sự hỗ trợ từ người cao tuổi như: chăm sóc, trông nom con cháu; những lời khuyên bổ ích về kinh nghiệm cuộc sống;… Theo Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế, bí kíp 16 chữ có thể làm giảm 55% bệnh đái tháo đường, 1/3 bệnh ung thư và kéo dài tuổi thọ bình quân 10 năm trở lên của người cao tuổi, ấy là: Thức ăn phù hợp; Vận động vừa sức; Bỏ thuốc (lá) bớt rượu; Cân bằng tâm trạng. Do đó, mỗi gia đình cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sống thiết yếu cho người cao tuổi, đồng thời, tạo cho họ không gian sống thoải mái với tinh thần lạc quan và một cơ thể luôn khỏe mạnh.

Bài viết cùng chủ đề

  • Lâm Đồng tổ chức các hoạt động truyền thông bình đẳng giới
  • Hà Tĩnh triển khai thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng ứng xử trong gia đình”
  • Hồ Chí Minh tổ chức tuyên truyền “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” trên địa bàn Quận 2
  • UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch thực hiện công tác gia đình năm 2020
  • Quảng Trị: 5 năm thực hiện Đề án ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hàng năm
  • Hà Tĩnh: Tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình
Tin nổi bật
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
1c
Làm gì để giữ gìn hạnh phúc gia đình bền vững
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở văn hóa và thể thao Hà Nội
  • Sở văn hóa thể thao TP.HCM
  • Sở văn hóa và thể thao Đà Nẵng
  • Sở VHTT&DL Bắc Ninh
  • Sở văn hóa và thể thao Hà Nam
  • Sở văn hóa và thể thao Nghệ An
  • Sở văn hóa và thể thao Hải Phòng

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH

  • Trưởng ban biên tập: TS. Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình
  • Bản quyền: Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ site
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh

Đăng nhập

Quên mật khẩu?